Episode 07: Dù sao trái đất vẫn quay?

Các cộng đồng người từng xuất hiện trên trái đất, từ các bộ lạc săn bắt hái lượm cho đến các nền văn minh lớn, hầu như tất cả đều có tôn giáo. Tại sao? Vì thực sự có đấng toàn năng, hay đây là một đặc tính của trí tuệ con người?

 

Khách mời:     Quy Tiên  – Oddly normal co-writer

Thuật ngữ religion được dịch thành Tông giáo đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa khác, nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật). Thuật ngữ Tông giáo du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX,  do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là Tôn giáo.

Trên đời không có cái gọi là vô thần. Không tồn tại chuyện không thờ cúng. Mọi người đều thờ cúng. Lựa chọn duy nhất của họ là thờ cúng cái gì.

Show note:

2:12 – 12:07 Tôn giáo bắt nguồn từ đâu

12:08 – 18:35 Tôn giáo & lợi thế tiến hoá

Prisoner’s dilemma

Tit for Tat

18:40 – 22:27 The many belief systems: Tôn giáo, chủ nghĩa xã hội, khoa học

22:28 – 37:16 Khoa học vs. tôn giáo: hành trình sáng tạo thế giới

Big Bang theory

Fine-tuned universe

Cosmic Inflation

Many worlds Interpretation

Double-slit experiment

Ending song: The Spirit Carries On (Metropolis Pt. 2: Scenes from a Memory) – Dream Theater

11 comments on “Episode 07: Dù sao trái đất vẫn quay?

  1. Vương says:

    Cảm ơn các bạn, nội dung rất hấp dẫn. Giọng bạn nữ thật cuốn hút 🙂

  2. QN says:

    Mình rất thik các chủ đề đưa ra trong chương trình, nhiều câu hỏi khó mang tính suy tư, tìm tòi (thường khó tìm thấy trong hầu hết các publication bằng tiếng việt). Các tìm hiểu của các bạn vừa sâu lại vừa bao quát cho những câu hỏi đày hóc búa, nó quá khó để có thể balance trong 1 thảo luận 45′. Nhưng mình rất thik cách các bạn đưa ra quan điểm, nhận xét, tìm tòi của mình.

    Mình hơi khó theo dõi một chút khi nghe discussion của các bạn. Mình xin ghi vài dòng nhận xét ở đây:

    – Mình không định vị được role của người host (bạn Vân) và khách mời. Theo mình hiểu, các bạn thiết kế thỏa luận có người hỏi là người host – thường sẽ là người đưa ra câu hỏi để khách mời bày tỏ quan điểm, kiến thức của mình liên quan đến lĩnh vực khách mời hiểu biết để người nghe hiểu sâu hơn vấn đề. Tuy nhiên, thường khi theo dõi discussion, người host khá hay đưa ra các kiến thức về đề tài khá sâu làm cho người nghe nghĩ rằng người host cũng là chuyên gia trong lĩnh vực của dand được thảo luận. Có thể đây là cách các bạn thiết kế thảo luận, nếu như thế thì mình tôn trọng cách cách bạn làm việc.

    – Các bạn có thể giới thiệu nhân vật khách mời kỹ hơn ở đầu chương trình cho khán giả. Các thông tin như lĩnh vực làm việc, học tập, nơi làm việc, có tham gia nghiên cứu không? có nghiên cứu hay hiểu biết, kinh nghiệm thực tế của các bạn đến đâu trong chủ đề của podcast hôm đó. Những thông tin trên giúp người nghe có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực khách mời làm việc, có thể xác định được độ khả tính của các thông tin khách mời đưa ra dựa trên trình độ học vấn, khả năng nghiên cứu hay kinh nghiệm thực tế của người khách mời. Với mình, mình hay phải nghe hết chương trình và đoán mò xem người khách mời làm lĩnh vực gì, có kinh nghiệm nghiên cứu không, thông tin khách mời đưa ra có tính chính xác đến đâu (mình biết các bạn rất quan tâm đến tính chính xác của thông tin tuy nhiên không thể đảm bảo cố gắng của mình sẽ ra kết quả hoàn toàn chuẩn xác, ngay cả bản thân thông tin như các nghiên cứu khoa hoc cũng không hẳn thống nhất 100% đối với bất kỳ một giả thuyết nào).

    All in all, rất cảm phục nhóm các bạn với ý tưởng và các thảo luận cực hay, hấp dẫn. Một kênh podcast mình luôn mong chờ mỗi tập.

    1. quytien says:

      Xin chào Quyên, cảm ơn bạn đã dành thời gian để nghe podcast của chúng mình.

      Về hai nhận xét của Quyên, Oddly normal xin được phản hồi lại như sau:
      1. Với câu hỏi này, mình xin dài dòng một chút giải thích quy trình làm podcast. Bắt đầu từ một ý tưởng hoặc quan sát thấy một hiện tượng, bọn mình sẽ tìm khách mời phù hợp. Sau đó nhóm biên soạn nội dung và khách mời sẽ “bão não” xoay quanh ý tưởng ban đầu, thường là trong một – hai tuần, có những trường hợp là một – hai tháng. Kết quả của quá trình này là khung nội dung cho podcast. Xin lưu ý ở đây là thành quả giữa sự tương tác của cả hai phía – diễn giả và nhóm nội dung của Oddly normal. Nhóm mình sẽ không làm podcast nếu bản thân nhóm chưa hiểu rõ nội dung. Trong chương trình, người host sẽ không chỉ đóng vai trò đặt câu hỏi mà sẽ là một phần không thể tách rời của mạch trò chuyện. Tùy vào nội dung, host sẽ linh hoạt đặt câu hỏi, diễn đạt lại ý của khách mời theo ý hiểu của mình, phân tích tổng hợp… Khách mời cũng có thể đổi ngược vai để hỏi và phân tích lại ý kiến của host. Sẽ không có một bộ khung cứng nào cả mà sẽ biến hóa theo từng số podcast.

      2. Về câu hỏi thứ hai, mình rất chia sẻ thắc mắc này của bạn. Tuy nhiên bọn mình có một cách tiếp cận hơi khác, nhóm mình là fan của TED và bọn mình học hỏi nhiều từ cách tiếp cận của TED, đó là tập trung vào ý tưởng, lập luận và dẫn chứng thay vì tác giả hay nguồn gốc. Trong mỗi podcast, bọn mình sẽ chỉ giới thiệu rất ngắn gọn về khách mời để dành thời gian tập trung vào những kiến giải của họ. Bọn mình hoàn toàn hiểu những thông tin hay lập luận của khách mời hay chính bọn mình đưa ra có thể có những điều gây tranh cãi, nhưng đây là một podcast thường thức, không phải một nghiên cứu khoa học có peer review. Mình tin thính giả đều sẽ “listen with a grain of salt”. Nhóm mình luôn sẵn sàng lắng nghe và chỉnh sửa những sai sót (nếu có). Mình cũng xin lưu ý: tất cả chúng ta nên tránh bị rơi vào tình huống “argumentum ab auctoritate”, ý tưởng của tất cả mọi người đều xứng đáng được lắng nghe, nếu nó có đi kèm lập luận và dẫn chứng thuyết phục.

      1. QN says:

        Cám ơn bạn Quy Tiên, mình rát vui, có phần ngỡ ngàng vì thắc mắc của mình được giải đáp. Hơn nữa nó được giải đáp một cách tường tận và rõ ràng. Một điều khá hiếm thấy với mình. Bản thân mình đi học phổ thông, khi mình sống trong gia đình luôn có những câu hỏi nhưng gần như bố mẹ hay thầy cô không phải là người cho mình một câu trả lời thỏa đáng. Mình lớn lên và dần hiểu ra chỉ mình mới có thể là người tìm cho mình câu trả lời ấy. Trong mỗi tập podcast, mình luôn ngỡ ngàng và vui sướng khi thấy những câu hỏi đâu đó của mình đươc các bạn chia sẻ và tìm cách trả lời. Cảm giác như được gặp những người tâm giao vậy. Thật sung sướng làm sao.

        Ngoài ra, mình biết thêm rất nhiều thông tin với độ khả tín cao, học thêm được cách lập luận chặt chẽ, học được cách đưa ra ý kiến của mình trong khi có nhiều ý kiến khác trái chiều, và được giải trí với những câu đùa hóm hỉnh của các bạn (mình rất yêu giọng của bạn Vân).

        Mình đã donate và sẽ share về các podcast để nhiều người biết đến các bạn chứ không lặng thầm 1 tình yêu như trước đây :D. Vì mình nghĩ ai đó có thể học hỏi đc từ các bạn những giá trị tốt đẹp, tuy nhỏ nhưng ý nghĩa trên hành trình trưởng thành và có thể là già cỗi như mình.

        Cám ơn các ban!

  3. Mai Hồng says:

    Các bạn đã làm được 7 chủ đề rồi nhỉ, chủ đề nào cũng hay và bổ ích. Nhưng có một vấn đề các bạn đang mắc phải từ đầu đến giờ, đó là nói chêm tiếng anh rất nhiều, có nhiều thuật ngữ mà nhiều lúc bạn host còn không giải thích gì thêm mà cứ bắn liên thanh vậy. Vì các bạn làm nội dung dưới dạng podcast nên trải ngoài chủ đề trải nghiệm nghe cũng rất quan trọng. Nhưng việc nói chêm tiếng anh làm nó bị dở đi khá nhiều. Chủ đề của các bạn rất hay, mình thực sự muốn nghe các bạn thảo luận, nhưng vì nói chêm tiếng anh nhiều nên khiến mình khá khó chịu và phải cố gắng lắm để không bỏ ngang.
    Đây là ý kiến đóng góp của mình, mong kênh của nhóm phát triển hơn nữa.

    1. Trấn Huê says:

      Cảm ơn 2 Anh Chị podcast rất hay. Mà có nhiều thuật ngữ tiếng Anh mình không hiểu lắm mong sẽ có clip thuần việt 100% vì tiếng Việt phong phú mà.

  4. Tuan Anh says:

    cái câu của Galileo “dù sao trái đất vẫn quay” theo em được biết là không có thực đâu ạ.

  5. Khoa says:

    Cám ơn các bạn Podcast của các bạn rất hay. Mình có một thắc mắc sau:

    Trong tập này bạn nam có nói: Giáo hội đã thay đổi quan điểm trước nay là: “trái đất là trung tâm, mặt trời và các hành tinh khác quay quanh trái đát” (theo như kiến thức mình thì Kinh thánh không có đoạn trên); thành “trái đất là một hành tinh thuộc hệ mặt trời và mặt trời chỉ là một ngôi sao của vũ trụ” là để phù hợp với khoa học hiện tại, tránh xung đột với thực tế hiện nay.

    Vậy bạn có thể cho mình link nguồn dẫn bạn đã tham khảo được chứ? Cám ơn bạn.

    1. quytien says:

      Xin chào Khoa, cảm ơn Khoa đã lắng nghe podcast.

      Về quan điểm chính thống của nhà thờ về trường hợp Galileo, tòa thánh Vantican đã thành lập ủy ban nghiên cứu từ năm 1979 đến 1992. Kết thúc thời gian nghiên cứu, người đứng đầu ủy ban Hồng Y Paul Poupard đã phát biểu: “We today know that Galileo was right in adopting the Copernican astronomical theory,”. Thông qua đó thừa nhận tính đúng đắn của thuyết nhật tâm.

      Nguồn: https://www.nytimes.com/1992/10/31/world/after-350-years-vatican-says-galileo-was-right-it-moves.html

      Toàn văn bài phát biểu của giáo hoàng John Paul II: https://bertie.ccsu.edu/naturesci/cosmology/galileopope.html

  6. anlanman says:

    Chào các bạn,
    Mình đã bị thu hút bởi các bạn. Thú thực là mấy ngày nay mình đã nghe hầu như liên tục.
    Các bạn quả là những người trẻ giàu nhiệt huyết, hiểu biết sâu rộng. Khả năng biên tập, thu thập và trình bày tài liệu cũng rất tuyệt.
    Tuy nhiên, không có nhiều người am tường mọi lĩnh vực, hầu như mọi người đều sẽ thực sự hiểu sâu sắc về một ngành, một phạm trù nào đó vì thế khi họ nói về những lĩnh vực khác mà họ có hiểu biết ít sâu sắc hơn thì theo mình là khá chủ quan.
    Trong podcast này thì đó là vấn đề về Tôn giáo, mà cụ thể hơn là những trình bày về ‘Thiên Chúa Giáo’.
    Những gì các bạn nói về Thiên Chúa Giáo nó giống như nói về Do Thái Giáo nhiều hơn.
    Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Cơ Đốc Giáo(hay Kitô Giáo) nói chung để thấy sự khác biệt cơ bản nhất giữa Cơ Đốc Giáo nói chung và Do Thái Giáo. Sự tìm hiểu này là quan trọng vì nó cũng liên quan tới nội dung biên tập ở những Podcast khác của các bạn có liên quan tới yếu tố tôn giáo.
    Cuối cùng, mình muốn nói là mình rất mến giọng đọc của bạn nữ trong Podcast này. Mình biết đến các bạn qua Facebook của KTS Lê Quang.

  7. TM7 says:

    Bạn nào chọn bài hát kết vậy ?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *