Truyện tranh Việt Nam, lướt đi trên hai làn sóng

Với đề tài trinh thám, ta sẽ có nội dung điều tra đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, ca ngợi sự thông minh tài ba của lực lượng vũ trang quân đội nhân dân và công an nhân dân anh hùng.

Với đề tài khoa học viễn tưởng, ta sẽ có nội dung điều tra đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, ca ngợi sự thông minh tài ba của lực lượng vũ trang quân đội nhân dân và công an nhân dân anh hùng, trên nền các yếu tố khoa học viễn tưởng.

Với đề tài đời sống thường nhật, ta sẽ có nội dung về lao động sản xuất, phấn đấu tu dưỡng đạo đức, đấu tranh chống tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân, và cái kết viên mãn với nụ cười tươi rói nở trên môi các nhân vật, tất cả cùng hướng cái nhìn lạc quan đầy tin yêu vào hiện thực hạnh phúc và ngày mai tươi sáng.

Với đề tài học đường, ta sẽ có nội dung về các em học sinh học tập luyện rèn, phấn đấu tu dưỡng đạo đức, đấu tranh chống tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân dưới mái trường xã hội chủ nghĩa thân yêu, và cái kết viên mãn với nụ cười tươi rói nở trên môi các nhân vật, tất cả cùng hướng cái nhìn lạc quan đầy tin yêu vào hiện thực hạnh phúc và ngày mai tươi sáng.

Với chủ đề lịch sử, ta sẽ có những câu chuyện về đồng bào chiến sĩ đã mưu trí, dũng cảm, kiên cường chống thực dân đế quốc, chống chủ nghĩa tư bản, đề cao tinh thần dân tộc, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với đề tài ký sự, ta sẽ có những câu chuyện về các tấm gương trên mọi lĩnh vực của đời sống, điểm chung của các tấm gương này là họ sẽ được mô tả bằng tất cả các tính từ tính cực mà con người có thể nghĩ ra.

Trước đây, cách vẽ của làn sóng thứ nhất chịu ảnh hưởng bởi comic, giờ đây, cách vẽ của làn sóng thứ hai chịu ảnh hưởng bởi manga. Truyện tranh Việt Nam chưa từng có cái gì của riêng nó, hay lẽ nào cái nét riêng ấy thuộc về cung cách vẽ qua loa hời hợt của thời kỳ sách giáo khoa đạo đức bằng tranh?

Trong Episode 16 – Ba chàng hiệp sĩ mộng mơ, Oddly normal đã có dịp trò chuyện với nhà văn ChuKim & hoạ sĩ Hiếu Linh về truyện tranh trong nước và quốc tế. Nếu bạn hứng thú với lịch sử truyện tranh Việt Nam, xin mời nghe bản ghi âm tiểu luận cuối cùng thuộc bộ ba tiểu luận của ChuKim về truyện tranh ở Việt Nam.

* Audio producer: Nguyễn Tuấn Long

 

Truyện tranh ở Việt Nam, ba mươi năm nhìn lại

Truyện tranh Việt Nam, trời còn để có hôm nay

Truyện tranh Việt Nam, lướt đi trên hai làn sóng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *