HAI SỐ PHẬN

1889. Một cậu bé chào đời ở một ngôi làng nọ, sát biên giới với đế quốc Đức. Cậu bé là con thứ tư trong một gia đình có sáu người con. Tuổi thơ của cậu đã trôi qua cùng với xung đột với người cha khó tính trong việc theo đuổi nghề nghiệp của gia đình hay chọn một hướng đi riêng. Ở tuổi lên năm, cả gia đình cậu chuyển về vùng Ha-phơ nơi mà cậu sẽ theo học một trường công có tiếng về kỉ luật.

Cậu bé kháu khỉnh lớn lên trong sự giáo dục có phần hà khắc của nhà trường và gia đình. Cộng thêm với đó, cái chết của đứa em trai bé bỏng vào năm 1900 đã biến cậu từ một thiếu niên nhiệt thành, hướng ngoại, thành một con người ủ rũ, không ngừng chiến đấu với giấc mơ của cha mình về việc biến cậu trở thành một nhân viên hải quan có sự nghiệp thành công.

Cuối năm 1900, cậu thiếu niên 11 tuổi được gửi đến Linx, một trung tâm văn hóa lớn của nước Áo để theo học và cậu chàng đã cố tình học thật kém để hi vọng rằng cha mình sẽ nhận ra mà để cho cậu theo đuổi giấc mơ của cậu – đó là trở thành một nghệ sĩ vẽ tranh sơn dầu. Đến năm 1907, chỉ sau khi cha qua đời, cậu thanh niên 18 tuổi khi ấy mới có thể đoạn tuyệt với ảo ảnh trong ”giấc mơ cha đè nát cuộc đời con”. Chàng thanh niên đã chuyển đến Thủ đô Viên để theo học nghệ thuật. Anh nộp đơn xin vào học viện Mỹ thuật hai lần nhưng bị từ chối vì vấn đề năng lực. Sau đó, người ta khuyên anh nên nộp đơn lại vào trường Kiến trúc nhưng anh cũng không có khả năng và phải trả giá cho việc chưa hoàn thành xong chương trình cấp 2 ở Linx.

Cuối năm 1907, bi kịch lại ập đến với chàng trai vừa đôi mươi, mẹ anh qua đời. Ở tuổi 20, anh đã ra đi tìm cho mình một con đường riêng, sống lang thang, nay đây mai đó ở nhiều nơi, kiếm ăn bằng việc vẽ tranh dạo ở những địa điểm tham quan nổi tiếng. Cùng thời gian này, anh vẫn tiếp tục theo đuổi niềm đam mê tột cùng dành cho Kiến trúc và Âm nhạc. Những ngành nghệ thuật mà anh đã có đóng góp không nhỏ sau này – khi đã trở thành một chính khách xuất chúng.

Chính tại Viên, anh bắt đầu tham gia các phong trào tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Anh dành sự ngưỡng mộ và tìm đọc những tác phẩm của Martin Luther, thỏa sức vẫy vũng trong các trào lưu tư tưởng, khoa học, vật lý của Chamberlain hay Friedrich Nietzsche … Trong cuốn sách ‘’Cuộc đấu tranh của tôi’’ sau này, anh khẳng định rằng đây là quãng thời gian định hình nên tư tưởng và thái độ sống của mình. Có một khúc mắc nhỏ được nhắc đến đối với cộng đồng người Do Thái vào thời gian này khi có một cửa hàng đã từ chối bán tranh cho anh. Một khúc mắc rất nhỏ nhưng cũng đủ nhen lên một ngọn lửa trong lòng.

Năm 24 tuổi là một cột mốc lớn, anh bị từ chối phục vụ trong quân đội Áo-Hung vì vấn đề sức khỏe và quyết định chuyển đến Munich, Đức. Tháng 8 năm 1914, chiến tranh Thế giới Thứ Nhất bùng nổ và lúc này, anh chiến đấu cho đế quốc Đức tại trung đoàn bộ binh dự bị. Sau nhiều tháng chiến đấu ở các mặt trận phía Tây, anh được vinh danh với huy hiệu Chữ Thập Sắt cho lòng can đảm. Hăng hái trên trận tiền bao nhiêu, chàng trai của chúng ta càng bị sốc bấy nhiêu khi Đức đầu hàng vào cuối năm 1918. Niềm tin của anh sụp đổ và bắt đầu định hình cho một hệ tư tưởng mới hình thành. Kể từ năm 1920, tâm hồn anh lại một lần nữa được gột rửa dưới hệ tư tưởng của Đảng Công Nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức (hay còn gọi là Đảng Quốc Xã).

Đảng Quốc Xã hình thành trong một môi trường chính trị cụ thể và rất ‘’Đức’’. 



Đảng Quốc Xã hình thành trong một môi trường chính trị cụ thể và rất ‘’Đức’’. Trước hết, phải nói rằng, Đức có một lịch sử lâu dài về tổ chức chính trị Xã hội Chủ nghĩa và Chủ nghĩa Mác ngay cả trước Đệ nhất Thế chiến (1914). Đảng Quốc Xã trên thực tế không phải là Đảng Xã hội Chủ nghĩa mà từng là thai nghén giữa Đảng Dân chủ xã hội và Đảng Cộng Sản Đức. Sau khi chiến tranh kết thúc, Những cựu binh Cộng sản Đức đã liên tục chiến đấu với những vệ binh tự do (cánh hữu) dẫn tới các cuộc chiến thảm khốc trên đường phố mà đỉnh điểm là trận chiến trong chín ngày tại Berlin khiến 15.000 người thiệt mạng.

Trong cảnh rối ren đó, chàng lính trẻ can trường của chúng ta, một nghệ sĩ/ kiến trúc sư thất bại, đã nhìn thấy một lỗ hổng độc nhất vô nhị không chỉ của hệ thống chính trị Đức mà còn cả của chính người dân Đức. Đó chính là sự mất cân đối dân số khi 19% nam giới đã chết trong chiến tranh. Sự thiếu hụt cả nam giới lẫn lương thực đã khiến một bộ phận người cấp tiến thăng tiến nhanh chóng. Anh gia nhập Đảng Công Nhân (DAP) năm 1919, số hiệu 555, và sau đó trở thành chủ tịch Đảng năm 1921 – lúc này Đảng đã đổi tên thành NSDAP.

Ở tuổi 32, mặc dù đứng đầu một Đảng Chủ Nghĩa Xã hội, nhưng anh đã tiến hành cải cách Xã hội chủ nghĩa ngay lập tức. Trong một hội nghị năm 1926 tại Bam-bua để bàn về Đường lối của Đảng, anh tuyên bố rằng mình sẽ không cho phép đảng này trở thành một Đảng Cộng sản. Thay vào đó, anh đã xem Chủ nghĩa Xã hội như một cơ chế tổ chức chính trị cho người dân Đức rộng rãi hơn, đưa người Đức đến với nhau dựa trên tinh thần dân tộc. Anh sử dụng khía cạnh thống nhất của ‘’Chủ nghĩa Xã hội Quốc Gia’’ để đưa toàn thể người Đức vào chương trình của Đảng Quốc Xã, đồng thời, đàm phán với các doanh nghiệp hùng mạnh, nhà công nghiệp lớn, giới quý tộc để đảm bảo rằng lợi ích của cả dân tộc gặp nhau ở một chỗ và giúp anh dần dần giành được toàn bộ quyền lực đối với Nhà nước Đức. Ở độ chín của tuổi trẻ, một họa sĩ bất tài, một kiến trúc sư thất bại đã vĩnh viễn chết đi, thay vào đó là sự sinh ra của một chính trị gia xuất chúng. Một kẻ đã vĩnh viễn thay đổi lịch sử nhân loại và thiêu đốt nó trong ngọn lửa hệ tư tưởng tàn khốc.

Năm 1930, trong một cuộc tranh luận về Đường lối của Đảng với Đảng viên Otto Strasser (đảng viên nổi tiếng), khi đó Otto Strasser cho rằng, Chủ nghĩa Xã hội là một phần không thể tách rời khỏi Chủ Nghĩa Phát xít – như tên gọi chính thức mà Đảng đã đề ra.

Chàng trai trẻ của chúng ta, người mà ta theo dõi từ đầu, giờ thành trung niên, đã không đồng ý, y cho rằng, giai cấp công nhân là quá đơn giản và non trẻ, họ chỉ đơn thuần là sẽ không bao giờ có thể hiểu được ‘’Chủ nghĩa Xã hội’’ là gì. Y lập luận:

‘’Chủ nghĩa xã hội của các đồng chí là Chủ nghĩa Mác thuần túy, đơn sơ. Đồng chí có thấy không? Tất cả những gì họ mong mỏi là bánh mì và các gánh tạp kĩ. Hệ tư tưởng Mác là vượt quá khả năng tiếp nhận của họ và chúng ta không thể trông mong rằng họ có thể tiếp nhận chúng. Chúng ta gắn bó với nhau bằng huyết thống, bằng chủng tộc chứ không thông qua một học thuyết khốn khổ. Chúng ta dựa vào chính bản thân mình, tính cách của mình để cai trị, và chúng ta sẽ cai trị mà không hề mảy may yếu nhược trước số đông chúng sinh’’.

Khi Otto Strasser kêu gọi quốc hữu hóa 41% tài sản tư nhân cho Nhà nước và bác bỏ vai trò của Tư sản trong trong nền kinh tế Công nghiệp. Người đàn ông mà ta đang theo dõi, kẻ đang nắm giữ vị trí then chốt trong Đảng đã khẳng định rằng, đó là hành động ngu ngốc không chỉ sẽ hủy hoại toàn bộ quốc gia mà còn chấm dứt mọi sự tiến bộ của nhân loại. Người Đức ngày nay, dù ở khuynh hướng chính trị nào, cũng phải công nhận rằng đây là một tuyên bố có lý.

Ở tuổi 40, con người này đã có sự thấu hiểu đến khó tin về bản chất của Chủ Nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa Mác và cả Chủ nghĩa Tư Bản. Y tiếp tục tranh luận với Strasser : ‘’đồng chí có thể chấp nhận được khái niệm về việc có cuộc sống tốt đẹp mà không cần tích lũy xã hội hay không? Hay là chúng ta sẽ dựng lên một hội đồng chỉ toàn những kẻ bất tài mà không có khả năng nhận thức về hệ tư tưởng của chính mình? Xin lỗi, nhưng không có một nhà lãnh đạo kinh tế nào có thể chấp nhận điều đó’’. Nhờ có khẳng định này, mà những tập đoàn lớn, là xương sống kinh tế của Đức mới có thể tồn tại cho đến ngày hôm nay, như Siemens hay Thyssenkrupp.

Y quét sạch hệ tư tưởng Mác ra khỏi bầu không khí chính trị của Đảng. Cả Otto Strasser và anh trai của mình đều đã phải trả giá cho việc thách thức và ủng hộ Chủ nghĩa Xã hội trong Đảng Quốc Xã. Anh trai của Otto bị thủ tiêu trong một cuộc thanh trừng nội bộ lớn diễn ra vào cuối năm 1934 còn Otto phải chạy trốn và sống lưu vong ở Canada.

Tháng 8 năm 1934, người đàn ông kể trên, cậu bé con kháu khỉnh ở một làng nhỏ xa xôi nơi biên viễn, một thiếu niên u sầu, một họa sĩ lận đận, dở dang với giấc mơ Kiến trúc sư, người lính can trường trong chiến tranh, một Đảng viên kiên trung và hiển nhiên là một kẻ ái quốc, chỉ 45 năm trôi qua, một con người trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, đã tự đưa mình vào vị trí lãnh đạo tối cao của nước Đức. Từ cái ghế Quốc Trưởng đó, y đã tiến hành cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất trong Thế kỉ 20, kéo theo cái chết của 75 triệu người trên khắp thế giới. Người ta nhắc đến tên của y như một cái tên cấm, một bóng ma ám ảnh lịch sử loài người.

Con người đó, bây giờ không nghi ngờ gì nữa, bạn đọc hẳn cũng biết là ai – trùm phát xít-khét tiếng Hitler.

Có một điều thú vị là ở thời điểm 1934, khi đã yên vị trên ghế Quốc trưởng, Hitler không ý thức được rằng ở đâu đó xa xôi, trên một chuyến tàu hàng Xô Viết từ Thượng Hải đi Liên Xô, cập cảng Vladivô- xtốc, cũng có một người đàn ông với tham vọng chính trị vô biên và hoài bão lớn, rất tương đồng nhưng có phần trái ngược với ông.

Tháng 10 năm 1934, người đàn ông này đến học tập tại trường Quốc Tế Lê-Nin theo quyết định của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Anh đăng kí trong danh sách sinh viên, số hiệu 375. Trước đó, ở tuổi thanh niên, cũng là vào quãng những năm 1910-1920 , anh đi nhiều nơi, sống bằng nhiều nghề. Anh lần đầu được tiếp cận với Luận Cương của Lê-nin, và đã khóc. Hai số phận song song, ở hai địa điểm khác nhau, Hitler thì say sưa với chủ nghĩa dân tộc và phản biện chủ nghĩa Mác, còn người kia phát hiện ra rằng cuốn sách của Lê-nin đã đề cập đến một vấn đề mới nằm ngoài chủ nghĩa Mác – đó chính là sức mạnh của cách mạng bạo động, khủng bố chính trị và lật đổ. Khuynh hướng chính trị đã tạo nên những hệ tư tưởng khác nhau và dẫn đến những đích đến khác nhau.

Các sử gia hàng đầu của Thế giới luôn hào hứng với hai con người này, hai số phận rất đỗi khác nhau nhưng đôi khi giới nghiên cứu cùng nhìn nhận cả hai đều là những người theo chủ nghĩa dân tộc, đều là những người ái quốc chân chính có tài diễn thuyết và là đều là những nhà lãnh đạo tối cao không ngừng tìm cách biến tầm nhìn của mình thành hiện thực, trong nỗ lực ấy, họ cuốn cả một thời đại vào cơn lốc chiến tranh. Hitler thăng tiến nhanh hơn nhưng sự nghiệp chóng tàn, còn người kia, cần mẫn hơn, chậm hơn nhưng sự nghiệp dài lâu hơn.

Số phận thứ hai đã đến đây với hoài bão lớn lao nào? Vậy thì ta phải cùng quay lại một ngày nọ vào năm 1890, tức là khoảng 1 năm sau khi Hitler ra đời ở một làng quê biên viễn nước Áo, thì ở một ngôi làng nhỏ ở vùng Đông Nam Á, cũng có một cậu bé kháu khỉnh ra đời. Lịch sử giống như đời người, tất cả đều bắt đầu ở một ngôi làng nào đó, một căn nhà nào đó, một buổi nào đó, và mọi chuyện cứ thế được viết ra như vốn dĩ đã nằm trong trang sách. Đã đọc, đã nhìn, cần nhiều chiều và khách quan.

Viết đến đây đã dài, Số phận đang được nhắc đến cũng là một Con Người đã đi vào lịch sử như vai trò của những con người tạo nên TK20, sẽ cần tra cứu thêm mới có thể viết được.

#XND Le Quang
Link FB: https://www.facebook.com/le.quang.714/posts/10222445605626800

1 comment on “HAI SỐ PHẬN

  1. Giang min says:

    Cứ tưởng hay lắm hóa ra cũng bị lịch sử dối lừa thôi. Oddly Normal rất tài tình trong lối kể chuyện, những nhưng gì bạn viết ở trên là dựa vô lịch sử giả của nhân loại này chứ không từ chiêm nghiệm mà ra. Mà lịch sử do con người viết thì lèo lái theo đường lối của chủ nghĩa cai trị thôi, cái gì muốn kể họ sẽ kể, cái gì muốn che họ sẽ che. Dù sao thì, chúc Oddly Normal luôn bình an.

    Thân ái.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *