Episode 16: Ba chàng hiệp sĩ mộng mơ

Sự ngắt quãng từ 1955 ở miền Bắc và từ 1975 ở miền Nam cho tới 1990 làm cho đối tượng độc giả truyện tranh ở Việt Nam hiện nay phần lớn là thế hệ sinh ra trong thập niên 1980 (8x) trở đi. Như vậy, cho tới thời điểm đầu 2021 này, ở nước ta chưa có lượng độc giả truyện tranh U50, U60 mà mới chỉ có tới U40 (40 tuổi trở xuống).

30 năm tuy đủ để tạo ra sức ảnh hưởng sâu rộng trong văn hoá đọc nhưng lại chưa đủ để thay đổi được định kiến vốn tồn tại dài lâu trong xã hội trước đó: “Truyện tranh chỉ dành cho trẻ con.”

Truyện tranh là một ngành nghệ thuật, và một nền công nghiệp. 

Show note:

1:57 – 27:58 Tại sao đọc truyện tranh?

28:10 – 51:13 Truyện tranh ở Việt Nam

Truyện tranh ở Việt Nam, ba mươi năm nhìn lại (ChuKim)

Truyện tranh Việt Nam, trời còn để có hôm nay (ChuKim)

51:29 – 67:57 Hệ sinh thái ngành

1:08:19 – 1:39:43 Tác giả & Tác gia

Music:

Doraemon no Uta (Doraemon)

Wind (Naruto)

Rain (Fullmetal Alchemist Brotherhood)

7 comments on “Episode 16: Ba chàng hiệp sĩ mộng mơ

  1. Hung Pham says:

    1- Bổ sung thêm là nếu nói về thứ gì ảnh hướng lớn nhất đến phong cách kể chuyện qua truyện tranh của Osamu Tezuka thì còn hơn cả phim điện ảnh của Âu Mỹ, đó là Takarazuka Theater, một loại hình sân khấu đặc thù ở vùng quê của ông. Trong truyện của Osamu Tezuka sử dụng rất rõ nhiều phân đoạn độc thoại như hay xảy ra ở sân khấu, thậm chí là thể hiện ánh sáng như trên sân khấu luôn. Ngoài ra, Osamu Tezuka có hệ thống diễn viên của riêng mình (star system) khi mà rất nhiều diễn viên xuất hiện đi xuất hiện lại ở các truyện, chỉ có một số ít “siêu sao” là độc nhất không lặp lại thôi – ví dụ như Atom, Black Jack. Trong các diễn viên thì Kenishi và Rock là hai diễn viên nổi bật nhất.

    Tham khảo thêm ở: http://tezukainenglish.com/wp/?page_id=1415

    Chung quy thì sân khấu kịch cũng là nguồn ảnh hướng lớn của phim ảnh khi hầu hết các diễn viên được kính nể nhất ở Hollywood là những người xuất sứ và hoạt động tích cực từ sân khấu (hầu hết là sân khấu Anh, người Anh do theater ở nước Anh phát triển mạnh hơn Mỹ).

    2- Chị Vân nhấn đúng điểm với em cũng là quan trọng nhất đó là tư duy khai sáng (như tập 13 đã khai thác) sẽ empower mọi cá nhân theo đuổi kiến thức, sự xuất sắc, và khoa học. Có lẽ tư duy này còn khá là thiếu ở Việt Nam. Đây là vấn đề có nhiều góc cạnh văn hóa, giáo dục và không dễ để cải thiện.

    3- On a separate note, bài nhạc cuối của show là nhạc từ anime nào nhỉ chị Vân? Có gì chị bổ sung shownote về nhạc nhé. Spot được có bài Wind của Naruto :))

    1. duteaus says:

      Cảm ơn comment của Hùng!! Takarazuka vốn cũng là lấy cảm hứng từ Broadway musicals của Âu Mỹ và kịch bản của nó cũng là từ các tiểu thuyết, phim, manga và cổ tích. Đối lại với Kabuki (dàn diễn viên toàn bộ là nam), loại hình kịch nghệ này toàn bộ diễn viên là nữ. Đã thêm show note về nhạc nhé 😉

  2. davidhoang says:

    Xin chào các anh chị.
    Chủ đề của episode này rất là thú vị. Bản thân mình cũng đã có tuổi thơ sống trong thế giới của các nhân vật truyện tranh như Doremon hay Son Goku; do đó mình cảm thấy cả một bầu trời tuổi thơ quay về khi nghe episode này. Mặc dù mình không có kiến thức chuyên môn như hai anh khách mời, mình vẫn xin được trao đổi thêm về hai chủ điểm như sau.
    1. Vấn đề Việt hoá tên các nhân vật truyện tranh nuớc ngoài. Anh khách mời có đề cập đến chuyện các dịch giả đã không Việt hoá tên nhân vật Son Goku và nêu cảm nhận là trải nghiệm của độc giả sẽ tuyệt vời hơn nếu tên nhân vật này là Tôn Ngộ Không. Mình khá đồng ý với quan điểm của anh ấy là độc giả sẽ cảm thấy thú vị khi đọc những phần đầu tiên của bộ truyện, có sự xuất hiện của các chi tiết như Gậy Như ý hay Cân đẩu vân… Tuy nhiên, càng về sau thì cốt truyện dần thay đổi đi và hưóng sang các cuộc chiến liên hành tinh hay đa vũ trụ. Thử tưỏng tưọng là chúng ta nói Tôn Ngộ Không tham gia vào các cuộc chiến ấy thì trải nghiệm là như thế nào. Liệu chúng ta có rạch ròi được Tôn Ngộ Không trong vũ trụ phim Tây Du Ký với vũ trụ truyện tranh Dragon Ball được hay không?
    2. Vấn đề sử dụng AI trong sáng tác truyện tranh. Không chỉ riêng truyện tranh mà các lĩnh vực sáng tác nghệ thuật khác thì AI vẫn còn 1 chặng đưòng dài để có thể tạo ra các tác phẩm có hồn, nói cách khác là tưong đưong với các nghệ sỹ danh tiếng. Tuy nhiên, chúng ta có thể vận dụng điểm mạnh của AI. nhằm hỗ trợ tác giả trong việc sáng tác: rút ngắn thời gian để render các hình ảnh hay cốt truyện. Tác giả có thể tuỳ chỉnh sau cùng để có thể tạo ra bộ truyện tranh như mong muốn. Công nghệ sẽ đóng vai trò hỗ trợ chứ không phải là vấn đề then chốt. Cá nhân mình nghĩ rằng viễn cảnh các tác phẩm ra đời khi có công nghệ hỗ trợ là phụ thuộc vào yêu cầu của thị trưòng, thị hiếu của độc giả, trong tưong lai.

    Xin cám ơn các anh chị đã dành thời gian tạo ra episode này.

  3. davidhoang says:

    Xin chào các anh chị.
    Chủ đề của episode này rất là thú vị. Bản thân mình cũng đã có tuổi thơ sống trong thế giới của các nhân vật truyện tranh như Doremon hay Son Goku; do đó mình cảm thấy cả một bầu trời tuổi thơ quay về khi nghe episode này. Mặc dù mình không có kiến thức chuyên môn như hai anh khách mời, mình vẫn xin được trao đổi thêm về hai chủ điểm như sau.

    1. Vấn đề Việt hoá tên các nhân vật truyện tranh nuớc ngoài. Anh khách mời có đề cập đến chuyện các dịch giả đã không Việt hoá tên nhân vật Son Goku và nêu cảm nhận là trải nghiệm của độc giả sẽ tuyệt vời hơn nếu tên nhân vật này là Tôn Ngộ Không. Mình khá đồng ý với quan điểm của anh ấy là độc giả sẽ cảm thấy thú vị khi đọc những phần đầu tiên của bộ truyện, có sự xuất hiện của các chi tiết như Gậy Như ý hay Cân đẩu vân… Tuy nhiên, càng về sau thì cốt truyện dần thay đổi đi và hưóng sang các cuộc chiến liên hành tinh hay đa vũ trụ. Thử tưỏng tưọng là chúng ta nói Tôn Ngộ Không tham gia vào các cuộc chiến ấy thì trải nghiệm là như thế nào. Liệu chúng ta có rạch ròi được Tôn Ngộ Không trong vũ trụ phim Tây Du Ký với vũ trụ truyện tranh Dragon Ball được hay không?

    2. Vấn đề sử dụng AI trong sáng tác truyện tranh. Không chỉ riêng truyện tranh mà các lĩnh vực sáng tác nghệ thuật khác thì AI vẫn còn 1 chặng đưòng dài để có thể tạo ra các tác phẩm có hồn, nói cách khác là tưong đưong với các nghệ sỹ danh tiếng. Tuy nhiên, chúng ta có thể vận dụng điểm mạnh của AI. nhằm hỗ trợ tác giả trong việc sáng tác: rút ngắn thời gian để render các hình ảnh hay cốt truyện. Tác giả có thể tuỳ chỉnh sau cùng để có thể tạo ra bộ truyện tranh như mong muốn. Công nghệ sẽ đóng vai trò hỗ trợ chứ không phải là vấn đề then chốt. Cá nhân mình nghĩ rằng viễn cảnh các tác phẩm ra đời khi có công nghệ hỗ trợ là phụ thuộc vào yêu cầu của thị trưòng, thị hiếu của độc giả, trong tưong lai.

    Xin cám ơn các anh chị đã dành thời gian tạo ra episode này.

  4. Cường Đặng says:

    Cảm ơn Oddly normal, từ khi biết các bạn thì đây là kênh mà tôi nghe mỗi khi lái xe đi làm, lái đi công tác các tỉnh. thực sự trân trọng các bạn về kiến thức các bạn có và chia sẻ cho mọi người.
    tôi chưa có cơ hội được sống và làm việc ở nước ngoài, nhưng thông qua góc nhìn của các bạn, đã giúp tôi có được cái nhìn đúng hơn về thế giờ và kiến thức.
    chúc các bạn mạnh khỏe để làm tiếp sứ mệnh của mình.

  5. Thiện says:

    có ai biết câu cuối được trích từ Ozamu Tezuka tiếng Anh là gì không ạ ?

  6. TÚDC says:

    Manga “Bữa ăn tội lỗi của nàng tiên cá” tên gốc là gì thế

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *