Việc dùng nhiều ngôn ngữ một lúc trong cùng một câu hay một đoạn đối thoại (translanguaging) rất phổ biến ở những người sử dụng đa ngôn ngữ. Translanguaging không chỉ xảy ra trong giao tiếp mà còn là tư duy, nhấn mạnh vào chức năng hơn là hình thức.
Có lẽ tiếng Việt cũng vậy, không một nỗ lực tập quyền nào có thể bắt người ta chỉ sử dụng những phiên bản tiếng Việt được cấp phép như bảng ký hiệu Chữ Việt song song 4.0 vừa được cấp bằng sáng chế. Có lẽ chỉ đơn giản là nếu phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng thì người ta dùng thôi.
Show Note:
00:54 – 18:50 Translanguaging & Bilingualism
18:51 – 40:00 Khó khăn trong dịch thuật
40:01 – 60:05 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Cảm ơn Anh Quang, Chị Vân và Chị Trang rất nhiều vì bài podcast quá hay ạ.
P/s: Xích lô trong tiếng Việt là: “Phương tiện phi tự động hóa có gắn cũi ở phía trước”. Anh Quang dịch đúng đỉnh ạ =)))
Cảm ơn, các bạn trẻ , mang lại cho tôi rất nhiều kiếm thức bổ ích
Rất tâm đắc khi cũng được nghe phân tích của các bạn, đồng ý rằng lẽ ra trong chương trình nên phải học thêm chữ Hán để hiểu thêm chính tiếng Việt.
Chào anh chị, không biết podcast có thể publish những bài nghiên cứu học thuật được nhắc đến trong podcast để những người muốn tìm hiểu thêm có thể tham khảo được không ạ.
Em cũng xin đóng góp một ví dụ nữa cho phần tư duy và ngôn ngữ tác động qua lại lẫn nhau ạ. Ví dụ về việc sử dụng giới từ trong tiếng anh và tiếng việt í, thì khi mình nói câu “con chim bay trên trời”, mình đang so sánh vị trí của người nói và con chim, nên giới từ là “trên”, cho thấy tư duy mình là trung tâm của người Việt (và hầu như là người Châu Á). Tuy nhiên câu này trong tiếng anh lại là “the bird flies in the sky”, người nói đã lấy vị trí của hai đối tượng trong câu là bird và sky để so sánh, cho nên mới có chuyện là con chim bay trong trời, thể hiện tư duy khách quan trong ngôn ngữ anh.
Em cũng cảm ơn các anh chị vì những chia sẻ rất hay trong episode này ạ.