Episode 17: Ba cọc ba đồng

Ở các thành đô Hy Lạp cổ đại, tự do là “freedom from work”.

Ở các thủ phủ tư bản hiện đại, tự do là “freedom through work”. 

Đến thời tương lai, liệu chúng ta có còn tự do nữa không?

Lần thứ nhất xã hội “re-define work”, có rất nhiều yếu tố cùng vận hành, qua một thời gian dài mới biến khái niệm “Lazy thinkers are cool” trở thành “Lazy people are bad”.

Show note:

4:32 – 20:15 Đi tìm việc & người đàn ông say trên phố Wall

Random walk

Brownian motion

20:19 – 31:22 Từ nô lệ đến công dân kiểu mẫu

31:26 – 1:38:35 Những nghịch lý của ba cọc ba đồng

Predatory advertising

Planned obsolescence

Conspicuous consumption

Tulip mania

Efficient market hypothesis

Black-Scholes Merton (BSM) model

Monte Carlo method

Protein folding problem

1:38:46 – 2:00:44 Cần câu cơm ở thế giới đại đồng

Universal basic income

Participation income

Books:

A random walk down Wall Street (Burton Malkiel)

The Spirit Level: Why More Equal Societies Almost Always Do Better (Kate Pickett & Richard G. Wilkinson)

21 lessons for the 21st century (Yuval Noah Harari)

Noise (Cass Sunstein, Daniel Kahneman, and Olivier Sibony)

12 comments on “Episode 17: Ba cọc ba đồng

  1. Huỳnh Phương Nguyên says:

    Podcast cực hay 😀
    Rất cảm ơn team ^^

  2. Ngọc Thảo says:

    Đây là một trong những podcast công phu, chất lượng và hay và hấp dẫn nhất em từng được nghe. Khách mời quả thật có khả năng siêu phàm diễn giải những thứ phức tạp thành ra dễ hiểu vô cùng !

  3. Phúc Khởi says:

    Rất cảm ơn các anh chị về Podcast chất lượng lần này. Điều tâm đắc nhất em muốn chia sẻ là phần “Nếu người xưa nhìn thấy những tiến bộ KHKT ngày nay thì họ sẽ ngỡ là phép thuật”, đây là điều em đã được đọc trong tiểu thuyết của Dan Brown, lúc đó cũng chỉ cảm nhận là “Ừ, đúng nhỉ” và so sánh công nghệ ngày nay với quan niệm ngày xưa về máy bay, điện thoại hay các thiết bị khác. Nhưng có một điều làm em bỗng giật mình khi các anh chị nhắc đến bức ảnh chuyển động trong Harry Potter, đó là một trong những đại diện về quan niệm phép thuật hiện đại, chỉ cách đây hai thập kỷ thôi. Nhưng tốc độ tiến hóa của KHKT quả là nhanh đến chóng mặt khi hiện tại “phép thuật” đó được những người bình thường ở thế kỉ 21 sử dụng hằng ngày. Ví dụ này lôi em từ một suy nghĩ xa vời về quan niệm vài trăm, vài ngàn năm trước về vài năm trước khi mình còn há hốc mồm xem Harry Potter và há hốc mồm khi nghe câu chốt đỉnh cao của anh Cường “Đến một ngày nào đó, thế giới sẽ xem Harry Potter như một phim tài liệu”.

    Cảm ơn Ê kíp vì những sản phẩm chất lượng như thế này.

    1. Phúc Khởi says:

      ôi hinh như em nhầm episode ạ

  4. Tran The Anh says:

    Đêm hôm trằn trọc vì nhiều toan tính trong đầu, tính lấy cuốn A randoom walk down Wall Street ra để nhanh chóng đươc hôn mê ngay nhưng sợ ngày mai lại bước xuống nhà vào giờ trưa lại hỏng nhiều việc ban sáng. Nên dạo ngay lên Sportify để kiếm xem có cái gì nhẹ nhàng hơn không, thì thấy ngay Topic “Ba cọc ba đồng” có thời lượng phải nói là dài vừa đáp ứng được tiêu chí tìm kiếm giữa những postcard đang follow khác. Vì muốn mình thiếp đi lúc nào không hay khỏi phải thức giấc bởi những tiếng nhạc intro.
    Đến khi nghe Host tâm sự mỏng đoạn đầu thì mình muốn thoát ra rồi nhưng cái giọng nó cứ như kiểu thều thào thế nào ấy nghe cuôn cuốn nên để nghe tiếp. Đoạn khách mời thấy background xịn xịn rồi đấy. Rồi đến nội dung thì nó hay nó cuốn hút đậm sâu luôn cứ như là đang ngồi ở đấy nghe ba con người ấy nói chuyện vậy. Khiến mình liên tưởng tới bộ phim “The Man from Earth” . Đến bây giờ lúc ngồi viết review thì đang nghe những tập khác của Oddly Normal. Và share gấp cho mấy đứa bạn của mình để thêm món ăn tinh thần bổ béo. Bớt ngán mấy tin Covid tràn ngập hàng ngày.
    Một Postcard quá hay luôn. Cám ơn các anh chị em đã tạo nên nội dung xịn đến các thính giả.

  5. DUONG PHAM says:

    Mình đọc rất chậm và mau buồn ngủ, nên hay tìm nghe sách nói và podcast. Đây là podcast dài nhất và hay nhất, chất lượng nhất mà mình từng nghe. Cám ơn team và khách mời rất nhiều vì nội dung quá đỉnh. Cám ơn bạn Cường vì những diễn giải siêu dễ hiểu. Mong tiếp tục nghe những episode mới của team <3

  6. TM7 says:

    1s mặt trời chiếu xuống trái đất khoảng 40 nghìn tỉ kcal. Nếu quy đổi ra năng lượng tính theo đơn gián 10cent/kwh gì sẽ tương đương với hơn 1 triệu tỉ usd/ ngày. Thế nên nếu các bạn vẫn tư duy theo cách nền kinh tế hiện tại thì sẽ không có lời giải tốt cho những nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện tại khoảng 5 tỉ người gồm cả người trưởng thành và con cái họ đang chỉ sở hữu khoảng 2% tổng tài sản của nền kinh tế thế giới. Thế nên sẽ có một cuộc cách mạng tất yếu xảy ra trong vài thập kỷ tới để định nghĩa lại nền kinh tế hiện tại.

  7. TM7 says:

    Đoạn cuối Vân (?) trích dẫn thú vị. Anh thì cho rằng hạnh phúc là do cá nhân và văn minh là do cộng đồng. Thế nên số giờ làm không phải là yếu tố quyết định người đó có hạnh phúc hay không. Người có năng lực hạnh phúc gần như có thể hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh, người không tự có khả năng đó thì cần môi trường hạnh phúc – mà môi trường là tất cả những gì ngoài người đó. Giống như vậy văn minh là do cộng đồng. Một cá nhân dù kiệt xuất đến mấy cũng không thể tạo ra được văn minh. Văn minh đến từ cộng đồng. Và thế nào là văn minh mà loài người muốn hướng tới , nó là sự tương tác và giao thoa những “muốn” của các cá nhân, các cộng đồng.

  8. Phúc says:

    Cảm ơn đội ngũ Oddly đã tạo ra nhiều bài hấp dẫn và chất lượng, tiện thể cho em xin link sách anh Cường nói ” Thuyết thị trường hiệu quả ” và sách ” thuyết trò chơi ” . em cảm ơn nhiều

  9. DL says:

    team ON có ý định phát hành sách (hoặc bán bản sách mềm) về những cuộc nói chuyện như này không ạ. Vì lượng thông tin tương đối nhiều mà tớ nghĩ cũng có nhiều bạn như tớ cần phải có thời gian não để load kịp những gì mọi người đang nói:<

    1. solid says:

      ko load kịp thì nghe lại thôi bạn, ko nghe được thuật ngữ nào thì bật sub lên thôi.

  10. Lê Bá Trí says:

    đã nghe lại lần thứ 3. Team hãy ra đều hơn và giảm cân nhé :D:D:D

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *