Ở thời điểm khởi thuỷ khoảng hai, ba ngàn năm trước Công Nguyên, tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Môn-Khmer Nam Á, sử dụng nhiều phụ âm đôi và chưa có thanh điệu. Sau đó đến khoảng thế kỷ 6-10 sau Công Nguyên, tiếng Việt bắt đầu xuất hiện thanh điệu do ảnh hưởng của tiếng Hán. Cư dân vùng Giao Chỉ sử dụng song song hai ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày (bilingual).
Blơi tờ-răp kờ-maa.
Đac krông Kêêʔ gres pờ-tâng sờ-lênh!
*Trời sắp mưa. Nước sông Cái sẽ dâng lên.
Show note:
Tiếng Việt thời Hùng Vương
Làm cách nào để biết người Việt thời cổ phát âm như thế nào?
Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh
Cư Trần Lạc Đạo Phú
Quốc Âm Thi Tập
An Nam dịch ngữ
An Nam tức sự
Tiếng Việt qua các thời kì
1. Proto – Austroasiatic
Khởi nguồn từ văn minh lúa nước Trung lưu Dương Tử (Động Đình hồ), phát tán xuống Việt Nam và Đông Nam Á (~ 4000 BC)
2. Proto – Vietic
Hình thành trên cơ sở ngôn ngữ Austroasiatic bản địa đồng bằng sông Hồng, là ngôn ngữ của nền văn hoá Đông Sơn (500 BC ~ 500 AD), không có thanh điệu
3. Proto – Viet-Muong
Tiếng tiền Việt Mường (thế kỷ 6-10 ~ thời nhà Đường), hình thành thanh điệu (bình, thượng, khứ, nhập)
4. Common Viet-Muong
Tiếng Việt-Mường chung (thế kỷ 10 – 13 ~ thời Lý Trần), các phụ âm hữu thanh được vô thanh hoá, số lượng thanh điệu nhân đôi và hình thành âm đọc Hán Việt
5. Old Vietnamese
Tiếng Việt tách ra khỏi tiếng Mường (thế kỷ 14-15 ~ cuối Trần đầu Lê)
VD: /ɓ/ > /m/; /ɗ/ > /n/ bói > mói (> muối); đác > nác (> nước)
/s/ > /t/ say > tay, sim > tim
/ɕ/ > /tʰ/ shư > thư, shâm > thâm
Chữ Nôm:
Nhớ: 可汝 khả nhữ < *kʰả nhữ ~ *k-nhớ
Trời: 巴例 ba lệ ~ blời
Trăng: 巴夌 ba lăng ~ blăng
6. Middle Vietnamese
Tiếng Việt trung đại (thế kỷ 16-18), các tiền âm tiết rụng hết.
VD: k-nhớ > nhớ; krong > sông; práu > sáu
7. Modern Vietnamese
Tiếng Việt hiện đại, trở thành giống như ngày nay (thế kỷ 19 tới nay)
VD: Cụm phụ âm bl, tl > tr: blời > trời (giời), tlâu > trâu
Cụm ml > l / nh: mlời > lời/nhời
Episode này hay quá, mong kênh mời anh Toàn làm thêm cả một series về ngôn ngữ, chữ việt Việt cổ nữa đi. Chủ đề này hay quá một ep nghe không đã :((.
Tập này chứa nhiều kiến thức nên theo mình sẽ tốt hơn nếu đặt nhiều trích dẫn và nhận xét để khán thính giả nắm được nguồn và hiện trạng tranh cãi (nếu có) của nghiên cứu.
Hơi khó mà trích dẫn, vì ngữ âm học khá khó, dân ngoại đạo đọc cũng chả hiểu gì. Mấy ông tranh cãi thì gần như 100% là mù ngữ âm học.