Cộng đồng vận động viên, nghệ sĩ da màu cực kì coi trọng cạnh tranh bằng thực tài. Họ sẵn sàng chào đón người da trắng tham gia vào Open Mic Night, và chiến thắng được trao cho người nào giỏi hơn, bất kể màu da.
Ở level species thì con người hiện đại đều thuộc category Homo Sapiens. Tuy nhiên có sự khác nhau về mặt di truyền giữa các cộng đồng hay không, và điều đó có cản trở thành viên của các cộng đồng khác nhau kết hôn hay không thì lại là một một câu hỏi khác. Đôi khi do yếu tố lịch sử, chính trị xã hội, câu hỏi này bị né tránh.
Show note:
1:38 – 23:17 Lịch sử: Kì thị một cách hệ thống
No Vietnamese Ever Called Me Nigger
23:18 – 38:11 Da đen hay da trắng thượng đẳng?
Losing the Race: Self-Sabotage in Black America
38:12 – 51:35 Tại sao con người có xu hướng kì thị?
Em đã học ở Mỹ 4 năm và đã tiếp xúc với những tranh luận anh chị bàn đến nhiều. Cảm ơn anh chị đã làm podcast về chủ đề này và đưa ra những giải thích đa chiều như trong podcast 🙂 Em cũng muốn góp ý một chút là Intersectionality nói đến việc tổng hợp các căn cước xã hội (social identities) về chủng tộc, giới tính, xu hướng tính dục, v.v. có thể khiến một người trải nghiệm sự phân biệt khác với những người có thể nhìn qua là cùng một cộng đồng bị kì thị. Ví dụ người phụ nữ da màu đã chịu thiệt thòi bởi phân biệt sắc tộc còn phải vượt qua phân biệt giới tính. Do vậy mà khi đấu tranh cho bình đẳng sắc tộc như trong phong trào BLM chẳng hạn, cần ý thức được những nhóm người trong chính cộng đồng này còn chịu sự phân biệt bên cạnh phân biệt sắc tộc, qua Black Women’s Lives Matter hay Black Trans Life Matter.
Cảm ơn comment của em nhé! Team ON rất vui vì câu chuyện resonate dc với mọi người.Trao đổi thêm một chút về intersectionality framework của Kimberlé Crenshaw, thì đúng là tồn tại các thái độ phân biệt với các đối tượng cụ thể như người da màu, phụ nữ, cộng đồng LGBTQ. Tuy nhiên quan điểm cá nhân thôi thì chị thấy việc “tổng hợp” các social identities này không có nhiều ý nghĩa lắm, đặc biệt là khi có một số người tính tổng các oppression points này để so sánh (xem ai bị oppressed nhiều hơn thì có nghĩa là ý kiến của ngừời đó về kì thị là chính xác hơn), hoặc tạo ra chia rẽ từ bên trong (tách biệt intersectional feminism khỏi white feminism). Nghịch cảnh cũng xảy ra nếu dùng framework này để đánh giá tình huống một phụ nữ da trắng lên tiếng tranh luận về chuyện liệu một Black trans woman (người nam da đen chuyển giới thành nữ) có nên tham gia thi đấu ở hạng cân giành cho nữ hay ko. Rất khó để có trao đổi cởi mở với framework này, nhất là khi về mặt sinh học chúng ta còn hiểu rất ít về transgender. Tóm lại, một xã hội muốn xoá bỏ kì thị thì có lẽ không nên biến chủng tộc hay giới tính thành khái niệm tiên quyết trong tương tác giữa người với người, “people should be judged by content of their character” như lời MLK.
Funny I’ve always thought God was actually Wes Montgomery 😉
Chào bạn,
Hiện mình đang sống ở Mauritius. Mình vẫn rất thích nghe chương trình của oddly podcast và mình vẫn hay nghe thường xuyên, nhưng không hiểu tại sao gần đây, các podcasts mình lại bị restrict và không nghe được ạ
Mong bên bạn có thể update mình tại sao được không ạ.
Cám ơn vì những nội dung rất thú vị và đa chiều.
Uyên