Episode 02: Nền kinh tế vỉa hè

Nền kinh tế vỉa hè là một hoạt động phi chính thống tự phát phụ thuộc vào quan hệ giữa người với người, thế nhưng mà nó định hình toàn bộ bộ mặt đô thị và cái bản chất của xã hội Việt Nam. Vậy thì câu hỏi mà chúng ta cần hỏi là điều gì sẽ xảy ra khi không còn ai trên vỉa hè nữa?

Nền kinh tế vỉa hè nằm trong trải nghiệm vốn có của mỗi người Việt Nam. Trải nghiệm ấy không chỉ định hình nên vốn sống xã hội mà còn trở thành kiểu hình vật lý của đô thị. 

”The city is what it is because the citizens are what they are”
– Plato

Show Note

1:37 – 28:05

THÀNH PHỐ GIÀN GIÁO – KINH TẾ VỈA HÈ VÀ KIỂU HÌNH ĐÔ THỊ VIỆT NAM

28:06 – 34:10

”KINH TẾ VỈA HÈ” TRÊN THẾ GIỚI

34:15 – 41:06

TỪ VỈA HÈ ĐẾN TẬP QUÁN XÃ HỘI

41:07 – 53:00

KINH TẾ VỈA HÈ – KHI ”CON NGƯỜI” VẮNG BÓNG

Chú thích một số khái niệm nhắc đến trong podcast để bạn đọc tiện tra cứu thêm:

Pavement economy

Emergence system

Cellular automata

Metabolism

City of Anarchy

Cầu Ponte Vecchio

Đọc thêm lời bàn của diễn giả và show producer: lời bàn (1)lời bàn (2)

22 comments on “Episode 02: Nền kinh tế vỉa hè

  1. Ed says:

    Những số sau 2 anh chị có thể note lại những termiology tiếng Anh như kiểu emergence system không ạ. Có nhiều term, đặc biệt bên chỗ computer science em nghe không ra mặt chữ nên không thể tra google để tìm hiểu thêm được. Không cần giải thích ý nghĩa từng term đâu ạ, list out ra là đủ rồi. Nội dung nhiều chiều kích hay lắm ạ. Em cảm ơn!

    1. duteaus says:

      Cảm ơn em, phần chú thích đã được update ở dưới show note kèm với link nhé.

  2. Nguyễn Hoàng Lâm says:

    Xin cám ơn tác giả đã chia sẻ những kiến thức rất thú vị và đáng suy ngẫm.

    1. lequang says:

      Nhóm thực hiện xin được cảm ơn bạn. Nếu có ý kiến đóng góp gì bạn cứ chia sẻ thêm nhé.

      1. Giang says:

        Hay quá Quang, keep it up!
        anh Giang 03K3 (Brisbane)

        1. lequang says:

          Hehe e cảm ơn anh Giang. 😀

    2. Lộc says:

      Cho em hỏi bài nhạc outro tên gì vậy ạ? Em nghe mà bị nghiện luôn

  3. Ha says:

    Cảm ơn tác giả đã chia sẻ kiến thức!

    1. lequang says:

      cảm ơn bạn đã theo dõi. 🙂

  4. Kim Thảo says:

    Cảm ơn anh chị về cuộc thảo luận khá thú vị xoay quanh chủ đề cũng thú vị không kém. Dù muốn dù không thì rất nhiều người đang phụ thuộc vào nền kinh tế vỉa hè, và rất mong là sẽ có nhiều nghiên cứu thêm về vấn đề này nữa. Nên chăng chúng ta có thể xây dựng hoặc quy hoạch nó thành một đặc trưng trong cơ cấu kinh tế luôn?

    1. Thanh Thien says:

      Thực sự nghe tập này như đọc một quyển sách có đủ từng lát cắt của lịch sử, văn hoá, kinh tế, thơ ca, kiến trúc, hội hoạ. Tất cả đan xen vào nhau rất tự nhiên, không chỉ mang hơi thở của Việt Nam mà còn có cả không khí của hè phố trời Âu. Hy vọng anh chị sẽ tiếp tục có nhiều sản phẩm chất lượng như thế này nhé. Bản thân mình sẽ theo dõi và chia sẻ cho người quen, bạn bè biết nhiều hơn.

      1. lequang says:

        Cảm ơn bạn, mình sẽ dẫn một số tập sắp tới. Hi vọng phương pháp hiện thực hóa các ví dụ như ở tập này sẽ được áp dụng nhiều hơn để có thể đến gần bạn nghe podcast.

        1. quockhanh says:

          Giọng đọc bạn nữ hay và cuốn hút quá!!

    2. lequang says:

      Cảm ơn bạn Kim Thảo. Trên thực tế, một số thành phố đã thực hiện các chính sách như bạn đề cập. Bạn có thể nghiên cứu thêm về Singapore hoặc Venice. Các thành phố đó đã đạt được nhiều thành công tốt đẹp. Nó cho thấy rằng giải pháp kinh tế đô thị cho khu vực phi chính thống là khả thi.

  5. Mây Lim says:

    Nội dung rất thú vị nhưng mình mới xem trang của các bạn và mới thấy có 3 cuộc thảo luận? Còn có những cái khác trước đây không?

    1. duteaus says:

      Cảm ơn bạn! Các tập tiếp theo sẽ được update trong thời gian tới, rất mong được bạn ủng hộ và chia sẻ.

  6. Phm says:

    Là người từ bé chỉ mê xem hình ảnh và rất ngại nghe hay đọc liên tục trên 20ph nhưng nghe bài nói của các bạn thì mình thật sự bị lôi cuốn từ đầu đến cuối. Mong các bạn tiếp tục phát huy!

    1. lequang says:

      Cảm ơn bạn. Mong rằng bạn sẽ tiếp tục theo dõi và đóng góp cho kênh nhà. Nếu có chủ đề nào bạn quan tâm cũng có thể chia sẻ thêm. Chúng mình sẽ lưu tâm để có thể phát triển chúng thành các số podcast cụ thể nhé.

  7. Tuan Anh says:

    HI anh Quang và c Vân,
    Cảm ơn về 1 podcast rất hay và thú vị,
    Nói về phố cổ như 1 Emergence system, nơi mà mọi người tự tạo luật chơi riêng mà k cần 1 centralized system, em lại nhớ đến cân bằng Nash trong game theory.

    Em xin trích lại định nghĩa: Khái niệm này về cơ bản mô tả chiến thuật của một trò chơi cá nhân, chơi bởi những gã khôn ngoan luôn biết tìm cách tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận của mình (making rational choices) dựa trên việc dự đoán về chiến thuật của các đối thủ. Sau đó trò chơi được mô tả là sẽ đạt cân bằng Nash khi tất cả người chơi đã chọn được một chiến thuật tối ưu nhất của mình. Nash chứng minh rằng trong một trò chơi có hữu hạn người chơi và hữu hạn lựa chọn, thì luôn luôn tồn tại ít nhất một cân bằng Nash. Tuy nhiên, người ta cũng đã chứng minh được rằng, tối đa hóa lợi ích cho từng cá nhân chưa chắc đã là cách tối ưu hóa lợi ích cho một đám đông.

    Vì vậy để cho khu vực unconventional này phát triển vì lợi ích chung thì vẫn phải cần các policy của 1 hệ thống centralized để điều chỉnh lại nó. GIống như ý của anh Quang về khu nhà ở Hongkong.

    1. duteaus says:

      Cảm ơn comment của Tuấn Anh! Nếu ở trong trường hợp Prisoner’s dilemma khi mà ko có communication, hoặc có những yếu tố khác khiến các cá nhân không có incentive nào/cách nào để thay đổi chiến thuật (nhóm lợi ích dùng quyền lực để ngăn cản thay đổi rules, chi phí để enforce change và monitor commitment của ngừơi chơi quá lớn) thì game sẽ dừng lại ở Nash equilibrium mà em nhắc đến, và sẽ cần có external power như quyền lực nhà nước để đưa ra policy điều chỉnh. Tuy nhiên ở trường hợp các khu vực này có khác biệt cơ bản là communication và trust vẫn có thể xảy ra để renegotiate rules. Thực tế đã chứng mình là hệ thống centralized có thể ko hiệu quả (nếu chính sách áp đặt lên khu 36 phố hay khu Cửu Long bị “phép vua thua lệ làng”), lí do là chính quyền centralized ko có đủ knowledge về khu vực để thiết kế chính sách hiệu quả, hoặc có perverse incentive dẫn đến corruption. Và cuối cùng chính sách của Hongkong với khu Cửu Long là ko sửa, mà là phá bỏ nó. Hệ luỵ của policy này là tốt hay xấu thì cần đánh giá ở nhiều bình diện khác nhau.

      Emergence system thì hơi khác một chút, nó là 1 hệ thống liên tục thử và sai, liên tục renegotiate rule cho đến khi đạt dc optimal và stability (given specific environmental condition), và subject to change nếu environment (political landscape, technology, etc.) thay đổi. Việc khu 36 phố tự hình thành luật bất thành văn về con đường huyết mạch chung chính là renegotiation kiểu này. Dĩ nhiên ko phải system nào cũng có thể tự re-negotiate rule và evolve to stability như vậy mà cần một số điều kiện nhất định. Em thử đọc cuốn Governing the Commons về cách self-governing communities negotiate rules để đạt được sustainability nhé. Hi vọng nó sẽ giúp chúng ta có thể trao đổi sâu thêm với nhau về topic này!

      1. Tuan Anh says:

        Thanks chi Van,
        Rảnh em sẽ đọc để discuss thêm ạ.
        Best,

  8. Huong Nguyen says:

    Hi team, mình là một fan mới của chương trình và rất thích những chủ đề mà các bạn tranh luận. Ở phút 15, khi Vân nói về một thí nghiệm mà Tokyo đã thực hành để tối ưu hóa hệ thống tàu điện ngầm của họ, nếu mình nhớ không nhầm thì họ sử dụng nấm (fungus) chứ không phải kiến. Một chi tiết nhỏ nếu các bạn có thời gian thì hãy xác thực lại cho thính giả. Cảm ơn mọi người!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *