Episode 11: Bảo bối tử thần

Con người sống ngày càng thọ, theo tổng kết điều tra dân số và nhà ở cuối năm 2019 đăng trên báo BHXH thì tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73.6, tăng 8.4 tuổi chỉ sau 30 năm.

Cuộc đời mỗi con người đều có ba cái chết: cái chết thứ nhất là khi ta hiểu ra một ngày kia mình sẽ không còn nữa. Cái chết thứ hai là khi cơ thể của chúng ta ngừng hoạt động, trái tim ta không còn đập theo ý mình, khi cái nhìn của ta không còn chiều sâu và trọng lượng, khi không gian ta chiếm giữ dần mất đi ý nghĩa của nó. Và cái chết thứ ba, đó là lần cuối cùng tên của chúng ta dc nhắc đến trên đời này.

Show note

00:00 – 26:42    Denials of death & Mummies of the world: Nỗi sợ cái chết & công nghệ xác ướp 

Theory of mind

Mortality salience

Cryonics

Diva mummy 

Terracotta Army

26:43 – 59:06    Aging research: Nghiên cứu về lão hoá & ung thư 

Daf-2

Daf-16

NAD+

Parabiosis

CRISPR

Stem cell

Telomere & Hayflick limit

59:08 – 1:16:37    Mind-uploading: Trí óc điện tử 

Moravec Transfer

Ship of Theseus

1:16:38 – 1:26:52     Death & Meaning of life: Cái chết & Ý nghĩa của cuộc sống

Werther effect 

Truyện ngắn “Con người mới” (ChuKim) 

Vài cuốn sách (popular science books) về chủ đề Aging:

Ending Aging: The Rejuvenation Breakthroughs That Could Reverse Human Aging in Our Lifetime (Aubrey de Grey & Michael Rae)
Hacking Darwin: Genetic Engineering and the Future of Humanity (Jamie Metzl)
Lifespan: Why We Age – and Why We Don’t Have To (David Sinclair)

12 comments on “Episode 11: Bảo bối tử thần

  1. David Hoang says:

    Podcast này rất thú vị. Xin cám ơn các bạn đã bỏ thời gian để làm ra nó. Ngay tựa đề nó đã khiến mình cảm thấy thu hút: mình là một fan của Harry Potter nên “Bảo bối tử thần” nghe có vẻ rất là thú vị. Không biết mình có bỏ qua chỗ nào khi lắng nghe podcast không khi không nghe thấy thảo luận về việc Voldermort tạo ra bảo bối tử thần. Nếu có thì chắc sẽ thú vị hơn một chút. Ngoài ra thì mình cũng xin trao đổi thêm về ví dụ giả tưởng Tần Thủy Hoàng bay quanh Hố đen và sống đến 10^57 năm: mình nghĩ đây là thời gian tính theo hệ quy chiếu ở trái đất, còn ông ấy thực sự sống là khoảng 100 năm tính theo hệ quy chiếu Hố đen. Như vậy là Ông ấy trường thọ đối với người ở Trái đất thôi . Một lần nữa cảm ơn các bạn nhiều.

    1. IZZ says:

      Hi David Hoang,

      Trong tính toán của mình có khá nhiều assumption mà không hẳn đúng nhưng yếu tố thời gian mình lấy theo khoa học của Interstellar (7 năm trái đất = 1h quanh hố đen). Lý do là bởi vì Interstellar có cố vấn khoa học là Kip Thorne, một believable authority. Vì vậy nếu tính theo số năm theo HQC hố đen thì lượng thời gian sống của TTH chỉ giảm với nhân tố 6 * 10^5 lần, vậy ông ấy vẫn sống tầm 10^51 năm subjectively nhỉ.

      1. duteaus says:

        Đúng vậy lúc brainstorm cho Interstellar thì đạo diễn Chris Nolan đã bảo với Kip Thorne là ông ý muốn có Miller’s planet orbit xung quanh hố đen Gargantua, và gần Gargantua đủ để 1giờ ở Miller’s planet bằng 7 năm trên trái đất. Kip khi đó cho là ko thể, nhưng nghe lời Chris ông ý cũng ok về nhà làm bài tập 😀 Kết quả tính toán là nếu hố đen spin đủ nhanh, thì chuyển động xoáy của không gian xung quanh hố đen sẽ giúp quĩ đạo ổn định (whirling motion of space around black hole stabilizes the orbit) đủ để Miller’s planet có thể ở gần Gargantua và tạo ra time dilation như vậy. Tức là Chris tính đúng 😉
        David Hoang có thể xem thêm ở đây bạn nhé https://www.youtube.com/watch?v=lM-N0tbwBB4
        Cheers!

    2. David Hoang says:

      Cám ơn các bạn đã giải thích cặn kẽ cho mình nhé. Mình cũng muốn hỏi thêm là khi chúng ta ở gần vật chất có khối lượng cực lớn, như Hố đen, thì các quá trình trao đổi chất trong người chúng ta có chậm lại hay bị thay đổi gì không nhỉ? Ngoài ra, mình cũng trông chờ phần thảo luận được thêm về vấn đề khi chúng ta chết lần 3, khi mọi người lãng quên chúng ta, hay ý nghĩa của cuộc sống và các bài học từ cái chết dành cho ta… Rất đáng tiếc là thời gian podcast có hạn nên có thể các bạn đã bỏ qua nó. Đây chỉ là ý kiến cả nhân của mình nha. P.S: Các bạn rất tinh tế khi chọn Bản nhạc Remember Me ở phần đầu của podcast.

    3. David Hoang says:

      Mình xin đính chính là comment đầu tiên mình nhầm lẫn Bảo bối tử thần không phải do Voldemot tạo ra: Voldemot tạo ra Trường Sinh Linh Giá để đạt được sự bất tử bất diệt. Trong khi đó, Bảo bối tử thần trong truyện là ba vật được Thần chết trao cho anh em nhà Peverell. Do đó mình cũng suy nghĩ không hiểu ngụ ý của các bạn là gì khi đặt tên cho podcast này là Bảo bối tử thần.

      1. duteaus says:

        Cảm ơn bạn David Hoang đã quan tâm! Bạn có thể để ý thấy 3 phần thảo luận trong podcast chỉ tập trung về technology – thái độ sợ hãi & trốn tránh cái chết đã thúc đẩy khả năng sáng tạo vô hạn, quyết tâm chế ra các công nghệ “bảo bối”. Trong khi ý niệm về 3 cái chết (dựa trên truyền thống của Mexico), câu chuyện về Bảo bối tử thần trong HP, cũng như trích đoạn cuối podcast về sự tồn tại suggest thái độ khác, không phải trốn tránh nữa. Đây là câu hỏi về cái chết, hay câu hỏi về cuộc sống, mình muốn mời các bạn cùng suy nghĩ cho vui nên để kết thúc mở như vậy. Còn ý nghĩa của cuộc sống và cái chết thì nên là mỗi người tự xác định cho mình thôi 🙂

      2. Trang Tu says:

        Chào bạn, cảm ơn bạn vì đã lắng nghe podcast. Mục đích của mỗi cuộc bàn luận sau cùng là để đặt câu hỏi, chứ không nên là thống nhất về một câu trả lời. Mà team ON thì rất hiếm khi cùng quan điểm =))

        Về câu chuyện Bảo bối tử thần, nếu ngẫm nghĩ kĩ bạn sẽ thấy rất relevant với nội dung lần này của tụi mình.

        Cả 3 bảo bối được Tử thần “offer” cho 3 anh em, xét cho đến cùng, đều không giúp bất kì ai trong số họ bất tử, dù cho đó đều là những quyền năng tối thượng của chủ nhân cái chết. Cho dù vậy, càng muốn qua mặt Tử thần, thì cái kết hoặc là đớn đau về thể xác (bị ám sát), hay là về tinh thần (tự sát trong đau khổ). Mình nghĩ người em thứ ba có cái kết “có hậu” nhất vì ngay từ đầu, người này đã không hề mong cầu 1 cuộc đời bất tử.

        Tất cả những thứ mà chúng ta làm, có phải là đang chống lại tạo hoá? Kết cục có lẽ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào động cơ.

        1. duteaus says:

          Yeah, đúng như Trang nói là team mình rất hiếm khi cùng quan điểm 😀 Bên cạnh đấy thì tớ interpret hơi khác chút. Có lẽ con người ko nhất thiết là chỉ thụ động, sợ hãi hay trốn tránh cái chết. Ở đây câu hỏi là con người cling onto điều gì khi đối mặt với sự tồn tại hữu hạn của mình. 3 anh em người muốn quyền lực, người cần tình yêu, người chọn tự do. Tớ nghĩ ko cần judge cái nào là có hậu hay ko vì vốn chúng ta đã ko “thuận tự nhiên” cho lắm :P. Con người vẫn có thể theo đuổi câu hỏi về overcome death nếu trí tuệ cho phép, và sau đó vẫn chọn welcome death. What matters is you have the freedom to choose.

      3. David Hoang says:

        Chào bạn Trang Tu và duteus.

        Cám ơn các bạn đã phản hồi lại câu hỏi băn khoăn của mình.
        Nhân tiện bạn duteus đề cập rằng ” Ở đây câu hỏi là con người cling onto điều gì khi đối mặt với sự tồn tại hữu hạn của mình” thì đâu đó mình đọc được rằng hay nghe từ podcast của các bạn là người ta muốn tạo ra legacy cho đời sau như một cái gì đó để cling into. Nếu có legacy rồi thì người ta cũng sẽ yên tâm hơn khi người ta không còn trên trái đất này nữa thì sẽ không bị lãng quên-mà ví dụ điển hình là các vua chúa để lại các công trình kiến trúc bề thế. P.S. Thỉnh thoảng mình cũng nghĩ là mình không biết đã để lại legacy gì cho đời sau nhưng chả nghĩ ra là được cái gì :))

    4. Anynhi says:

      Just one point, the power consumption of a processor has no direct relation to its architecture. Physically speaking, a processor consumes power because its material is not ideal (which means current resistivity). By the time when we are able to deliver mind uploading, we might have plenty of material choice to build a mind-platform. Now accept that ideal material doesn’t exist, architecture of a processor affects efficiency, which in turn results in power consumption. Believe or not, technology in 2020 is able to create optical processor which works the same way as a traditional processor but incredibly fast and efficient. The biggest obstacle is that we dont know how to make optical memory yet, because trapping light is not an easy task.

  2. Izz says:

    Theo mình hiểu thì quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại vì mọi vật to nhỏ đều bị ảnh hưởng đồng đều bởi warping of space-time xung quanh một hố đen. Đây là sự đổi về mặt vật lý khách quan chứ không hẳn đơn thuần là thay đổi về cảm nhận của một sinh vật.

    1. Izz says:

      David Hoang có thể xem thêm hiệu ứng spaghetification được tạo bởi tidal force (chênh lệch lực tác động trọng lực vào đầu so với chân) khi cơ thể di chuyển gần một hố đen nữa. Nhưng nếu hố đen quá lớn về kích thước thì chệnh lệch trọng lực sẽ rất nhỏ (tác động của trọng lực đi ngược chiều với bình phương khoảng cách giữa 2 vật) và spaghetification sẽ không xảy ra (bạn có thể ngã toàn thân vào hố đen như trong phim interstellar).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *