Episode 04: Sống trong Simulation

Triết học tìm cách lý giải bản chất của hiện thực. Nhưng nếu không có cách nào để phân biệt đâu là thực đâu là giả, thì học triết kiểu gì? Sống trong thế giới giả lập (simulation) có vui không?

Khách mời:     Hải Nguyễn – Data scientist

Chủ đề của podcast này là một trong những chủ đề bất thường nhất mà khoa học (cụ thể là triết học và vật lý lý thuyết) đang thảo luận sôi nổi: Simulation hypothesis – “Giả thuyết về thế giới simulation”. Trong vài năm gần đây nó thường xuyên được cả giới khoa học và giới dân lành đưa ra thảo luận. Bản thân Elon Musk cũng cho rằng các lập luận về Simulation có lý.

Thuyết thế giới giả lập, hay Simulation Hypothesis đưa ra giả thuyết chúng ta đang sống trong 1 mô hình giả lập – simulation chạy bởi siêu máy tính.

Chúng ta cần phân biệt giữa giả thuyết và lập luận. Giả thuyết (hypothesis) nói rằng ta đang ở trong simulation, và  lập luận khoa học Simulation Argument chứng minh nó là 1 trong ba khả năng có thể xảy ra:

1. Các nền văn minh (civilizations) không thể thực hiện simulation, vì không thể hay vì các nên văn minh đều sẽ tuyệt chủng trước khi đạt được công nghệ để thực hiện simulation

2. Các nền văn minh có khả năng thực hiện simulation nhưng đều quyết định không làm

3. Các nền văn minh có thể và đã thực hiện simulation.

Show Note:
3:05 – 13:00      Lập luận về 3 khả năng trong thuyết thế giới giả lập (Simulation Argument)

Chernobyl 

Carrington event 

13:01  – 18:52    Từ không thể đến có thể – Thí nghiệm tưởng tượng & lập luận xác suất 

The Hard problem of Consciousness 

John Searle & The Chinese room

Anthropic principle 

Doomsday argument 

18:53 – 34:45    Tại sao Simulation Hypothesis được nhiều nhà khoa học và triết gia quan tâm 

René Descartes & Dream argument 

Trang Chu & The Butterfly dream 

Brain in a vat 

Robert Nozick & The experience machine 

Fermi Paradox 

Drake Equation 

Occam’s razor

Near-death experience

Fine-tuned universe 

34:56 – 53:40   Các vấn đề kỹ thuật về xây dựng simulation

Năng lượng (energy requirement)

Landauer principle 

Khả năng tính toán (computation power)

Heisenberg & Uncertainty principle

Whole brain emulation 

Độ phân giải (resolution)

Kardashev scale 

Dyson sphere 

Matrioshka brain 

Space-time: liên tục (continuum) hay rời rạc (discrete)

9 comments on “Episode 04: Sống trong Simulation

  1. Quỳnh Đỗ Như says:

    Lần đầu tiên mình biết đến một podcast tiếng Việt với nội dung thú vị như vậy. Trước đây mình đã từng thử tìm podcast tiếng Việt nhưng đều không tốt như expecation, nên đành quay về podcast tiếng Anh. Cảm ơn Ad rất nhiều ạ! Mình sẽ share kênh tới nhiều bạn bè. ^^

    1. duteaus says:

      Cảm ơn bạn nhé! Mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các bạn trong thời gian tới.

    2. Tuấn Nguyễn says:

      Quá hay luôn ạ. Em nghe đi nghe lại rất nhiều lần và mỗi lần nghe lại hiểu thêm được về chủ đề này. Thực sự rất thú vị. Mong team mình ra thêm nhiều tập chất lượng nữa. Những tập khác cũng rất hay ạ

      1. Nam says:

        chủ đề nay hay quá ạ, em mong chờ phần tiếp theo về Fermi Paradox

    3. Cuong Phan says:

      Các bạn dùng nhiều từ tiếng anh quá. Tôi nghĩ với 1 bài podcast dài như thế này hẳn các bạn phải có kịch bản và có chuẩn bị trước, có sự lựa chọn và biên dịch. Phần lớn các thuật ngữ tiếng anh trong bài đều có từ tương đương trong tiếng Việt với đẩy đủ ý nghĩa. Mong các bạn thay đổi cách diễn đạt trong những bài tới.

    4. micasa says:

      Ad có thể note những bộ phim có đề cập đến trong podcast được ko ạ? Như trong phần shownote của lỗ giun bốn chiều í ạ 🥰

  2. Hang Vu says:

    Lần đầu tiên em cảm giác có 1 podcast tiếng Việt vừa mang tính gợi mở, vừa tóm tắt những idea cơ bản trên thế giới về 1 chủ đề vô cùng thú vị và hack não như vậy. Em rất hứng thú và mong chờ những series tiếp theo để được nghe và “giải thiêng” những vấn đề mà ở Việt Nam mọi người ít nghĩ tới.
    Em cảm ơn anh Quang, chị Vân và các khách mời. Chúc các anh chị sức khỏe và có thể sắp xếp được nhiều thời gian để làm podcast!
    P/S: Giọng chị Vân và anh Quang thực sự rất rất hay đó ạ 😀

  3. Yên ổn says:

    Chính thức trở thành fan của Oddly Normal sau khi nghe Episode 1, nhưng không hiểu sao em lại comment ở Episode này…

  4. TM7 says:

    Chia sẻ với Hải và Vân trải nghiệm của cá nhân và từ đó đưa ra một số giả thuyết :
    Anh từng không ít lần xuất hồn và đi chu du khắp nơi. Mọi thứ như thế giới thật chỉ có điều mọi hành vi của mình đều có thể thực hiện bằng mong muốn : xuất nhập hồn, bay , muốn đến một nơi nào đó tức thì đến … Những lúc như thế thường là những lúc chuẩn bị thức ( mình còn nhớ được như in ) . Thế nên anh cho rằng có lẽ những bí ẩn nhất của con người nằm ở việc kết nối ngày và đêm , thức và ngủ.

    Hơn nữa vật chất trong vũ trụ đều tuần hoàn hay có quy luật , nhưng ý thức không tuần hoàn ( không có quy luật ). Nên ý thức có thể chính là một dạng không thời gian. Nếu chúng ta xét quá khứ, hiện tại, tương lai thì ý thức chúng ta luôn ở hiện tại và nó chính là mũi tên thời gian. Quá khứ, hiện tại, tương lai nếu kết nối với một thứ gọi là tàng thức thì có thể chính là lúc chúng ta ngủ. Và mỗi cá nhân đều là một tiểu vũ trụ kết nối với tàng thức ( vũ trụ lớn ).

    Cũng có nghĩa là có thể có vô số vũ trụ song song nhưng đều kết nối với nhau bằng ý thức , dù trong mỗi vũ trụ đó các hiện tượng môi trường, tự nhiên khác nhau.

    Ý thức không có sự bắt đầu và kết thúc. Giống như là chúng ta luôn ở thời điểm hiện tại . Tưởng tượng hiện tại giống như một dòng khí ấm nó được trộn trong phạm vi bằng một dòng khí lạnh tuyệt đối và nóng không giới hạn. Và ngược lại từ dòng khí ấm đó có thể đồng thời tách thành hai dòng nóng lạnh trong một môi trường. Và con người có thể cùng tạo ra môi trường đó : là môi trường kết nối ý thức và vô thức, thức và ngủ. Khi đó sẽ không còn câu hỏi nào nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *