Chuyện người đẻ ra một bọc trứng, rồi bọc trứng lại nở ra trăm con, xét về mặt khoa học, chắc chắn không thể có thật. Không có thật nghĩa là phải có ai đó đã nghĩ ra, rồi lan truyền câu chuyện ấy. Và để được cả một dân tộc chấp nhận, coi đó nguồn gốc của mình, cần phải có được sự chuẩn thuận và thúc đẩy của chính quyền trung ương.
Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai, là tổ của Bách Việt. Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha vào Nam.
Show note:
1:35 – 21:41 Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
21:42 – 32:12 Điểu tận cung tàng
32:14 – 49:00 Bên thắng cuộc
Recommended books:
Lĩnh Nam Chích Quái Liệt Truyện
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Khai Nguyên Rồng Tiên
Music:
Truth (GOT)
The King’s Arrival (GOT)
Rains of Castamere (GOT)
West World’s opening theme
Forbidden friendship (How to train your Dragon)
Em thấy tập này của anh chị ở team Oddly rất hay và cũng tâm huyết ạ. Tuy nhiên có một chi tiết mà e muốn làm rõ. Em nghe trong podcast owr phút thứ 32 thì anh chị nói Lê Thánh Tông là vị vua thứ 4 của nhà Lê thì là chưa chính xác đâu ạ. Vì sau vị thứ 3 của nhà Lê là Lê Nhân Tông thì anh trai của Nhân Tông là Lê Nghi Dân đã giết chết e trai mình để lên ngôi vua trong khoảng 8 tháng. Lê Nghi Dân sinh ra là con trưởng, trước kia từng được lập làm Hoàng thái tử, sau đó bị phế truất làm phiên vương do mẹ là Dương phi bị thất sủng và bị giáng làm thứ nhân. Em trai của ông là Lê Bang Cơ được lập làm Hoàng thái tử thay thế ông.Chính vì lẽ đó mà Lê Nghi Dân đem lòng thù ghét Lê Nhân Tông và sát hại e trai mình. Sau đó e trai của Lê Thánh Tông(con trai thứ 4 của Lê Thái Tông) mới lên ngôi hoàng đế. Vậy thì Lê Thánh Tông là vị vua thứ 5 của nhà Hậu Lê ạ.
Xin chào Giang, cảm ơn Giang đã dành thời gian nghe ON.
Đúng là Nghi Dân giết Nhân Tông để tiếm ngôi trong 8 tháng, nhưng cũng vì tiếm ngôi nên các sử quan nhà Lê không tính ông là hoàng đế thứ 4. Phần viết về ông trong Toàn Thư không được tách riêng thành một kỉ mà ghi gộp chung trong kỉ của Nhân Tông. Ông cũng không được đặt miếu hiệu như các đời vua khác. ON chọn theo quan điểm này để tính Thánh Tông là vị vua thứ 4 (ý đồ là không muốn nhắc tới Nghi Dân vì ep cũng đã nhiều thông tin, muốn hạn chế bớt những thứ không liên quan đến mạch chính)
Tuy nhiên thì em coi Nghi Dân là vị vua thứ 4 cũng hoàn toàn không có gì sai, vì ông cũng đã xưng Đế, có lễ đăng cơ, đã trị vì 8 tháng. Theo ON thì cả hai cách hiểu đều đúng.
Một lần nữa cảm ơn Giang đã lắng nghe, chúc em học tốt và bình an trong đại dịch 🙂
Em cảm ơn team ON đã cho e biết rõ hơn về thông tin này ạ❤️
Cám ơn Oddly đã làm tập podcast này, rất hay và ý nghĩa. Mình chỉ có 1 thắc mắc nhỏ về việc dẫn Hịch tướng sĩ, đoạn “Các ngươi là tướng trung quốc mà phải hầu giặc” thì mình tìm trong các bản tiếng Hán phiên âm không có đoạn này.
Cụ thể bản từ wikisource:
“Vi bang quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm;
Thính thái thường chi nhạc, yến hưởng ngụy sứ nhi vô nộ sắc.”
Link: https://vi.wikisource.org/wiki/D%E1%BB%A5_ch%C6%B0_t%E1%BB%B3_t%C6%B0%E1%BB%9Bng_h%E1%BB%8Bch_v%C4%83n_(phi%C3%AAn_%C3%A2m)
Cám ơn và chúc Oddly Normal tiếp tục thành công nhé
Cảm ơn Mike đã dành thời gian lắng nghe ON.
Đúng là trên mạng có lưu hành cả hai phiên bản “vi BANG quốc chi tướng” và “vi TRUNG quốc chi tướng” trong đó bản “bang quốc” phổ biến hơn. Tuy nhiên chúng tôi đã tra cứu Đại Việt Sử Ký toàn thư – đây là sách cổ nhất ghi lại Dụ chư tỳ tướng hịch văn còn lại đến nay – trong sách ghi lại là “trung quốc”. Chúng tôi tin tưởng Toàn Thư hơn và nghĩ rằng cụm bang quốc là do đời sau cải biến cho phù hợp với tư duy của những thời kì sau này (đây là xét đoán cá nhân).
http://www.nomfoundation.org/nom-project/history-of-greater-vietnam/Fulltext/41-Anh-Tong-Hoang-De?uiLang=vn
(trên web là trang 25 – Kỉ Anh Tông)
Mặt khác, bạn đọc toàn văn Dụ chư tỳ tướng hịch văn sẽ thấy Trần Quốc Tuấn chỉ kể toàn dẫn chứng các triều đại phương Bắc, không nhắc đến bất cứ một ví dụ nào của phương Nam, chúng tôi thấy sử dụng Trung Quốc ở đây hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh và ý đồ của Hưng Đạo Đại Vương. Xin được trao đổi cùng bạn.
Thì ra là vậy. Cám ơn bạn đã giải thích
Cảm ơn các bạn Oddly đã làm tập podcast này. Mình có đang ngang comment của bạn Mike Le thì đọc được reply này, mình xin phép nêu quan điểm một chút. Theo như mình biết thì Trung Quốc không phải là quốc hiệu hay cách người ta gọi nước Trung Quốc mà chúng ta biết ngày nay cho đến tận thời kỳ cận đại. Trước đó dưới chế độ quân chủ, tên chính thức của nước này là gọi theo tên triều đại đang trị vì, ví dụ nhà Thanh – tên nước Đại Thanh, v.v. “Trung quốc” lúc này thiên hơn về nghĩa là nước có văn minh, ở trung tâm của thiên hạ. Người Trung Quốc có gọi các dân tộc kém phát triển hơn ở bốn phía xung quanh họ là Địch (phía Bắc), Man (phía Nam), Di (phía Đông) và Nhung (phía Tây). Người Việt Nam ta thừa hưởng tư tưởng văn minh ở trung tâm thế giới của người phương Bắc, cũng thường tự coi mình là trung quốc (thậm chí nhà Nguyễn còn tự gọi mình là Hán dân/nhân để phân biệt với các sắc dân láng giềng, hay miền núi (họ gọi là Mọi), cũng như để phân biệt với nhà Thanh ở Trung Quốc lúc này đã do tộc người Mãn Châu tràn vào chiếm lấy “trung nguyên” của người Hán cũ).
Còn về từ “bang” thì đây là một từ đã được dùng từ thời viễn cổ để chỉ nước. Chữ “bang” ở đây sẽ đồng nghĩa với “bang” trong các từ như “lân BANG”. Chức vụ Thừa tướng/Tể tướng trước thời Tần-Hán cũng từng được gọi là “tướng BANG” với nghĩa là người làm tướng trong một nước.
Ở đây, mình không tranh luận về việc từ “bang” hay từ “trung” là chính xác hơn trong ngữ cảnh câu văn các bạn đang trao đổi, nhưng mình thấy cách giải thích của bạn Quytien ở đoạn “Mặt khác, bạn đọc toàn văn Dụ chư tỳ tướng hịch văn sẽ thấy Trần Quốc Tuấn chỉ kể toàn dẫn chứng các triều đại phương Bắc, không nhắc đến bất cứ một ví dụ nào của phương Nam, chúng tôi thấy sử dụng Trung Quốc ở đây hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh và ý đồ của Hưng Đạo Đại Vương” là chưa thật sự chuẩn xác.
Rất mong các bạn thông cảm nếu cách diễn đạt của mình bên trên chưa thật sự rõ ý, và cũng xin lắng nghe những ý kiến khác trong trường hợp hiểu biết của mình còn hạn hẹp và sai sót. Xin tham gia trao đổi cùng các bạn. Xin cảm ơn.
Tập này setting thú vị và lôi cuốn quá ạ. Giờ em mới biết chuyện về Lũng Nhai brotherhood còn gay cấn hơn cả tiểu thuyết Kim Dung. Nếu như các topic khác có vẻ cao siêu và khó nhằn thì Con Rồng Cháu Tiên mang một màu sắc tươi mới khác lạ, dễ tiếp nhận với cả người nghe không có nhiều background về lịch sử, văn hóa. Dù rằng trong các podcast trước, mỗi lần dẫn nhập vào một khái niệm mới, team mình cũng đã cố gắng giảng giải và lấy ví dụ một cách dễ hiểu để mọi người có thể hình dung được. Nhưng theo em thấy thì với hàm lượng chất xám đậm đặc, đan kết từ nhiều lĩnh vực, cộng thêm việc bảo lưu dùng các từ chuyên ngành Tiếng Anh đã hạn chế một lượng thính giả nhất định đến với Oddly Normal. Không phải ai cũng có thể nghe được kênh của bên mình. Nói vậy chứ em cũng không muốn mọi người thay đổi nội dung theo hướng popularize chỉ để mở rộng đối tượng tiếp nhận, như thế sẽ mất đi “chất” vốn có của Oddly Normal. Chỉ là đan xen với những “Ba cọc ba đồng”, “Lỗ giun bốn chiều”, “Sống trong Simulation”…những tập như “Con Rồng cháu Tiên” thực sự “dễ nuốt” mà vẫn thú vị vô cùng. Mong team ON chiếu cố đến comment của em về mặt nội dung ạ.
Em rất thích tập lần này, nó đã giúp e có 1 cái nhìn đa chiều hơn và yêu thích môn lịch sử hơn
em thích podcats tập này lắm ạ, nhưng khoảng tầm phút 25 thì phần nhạc bg của mình bị dính tiếng, mình không biết do team lấy nhạc game hay nhạc phim nên bị lẫn vào, mình mang tai nghe nên nghe tiếng nói khá rõ, mình viết cmt để team có thể điều chỉnh lại cho những tập podcast sau ạ. Tại đang nghe lịch sử dân tộc việt nam rất hào hùng mà bg bị dính tiếng nước ngoài vào làm mình hơi tụt mood xíu