Oddly normal podcast

BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao nhà chức trách phải xây dựng một bệnh viện chỉ có 1000 giường bệnh dã chiến khi mà họ hoàn toàn có thể tái sử dụng 1 loạt các công trình có tổ chức tương đương để làm bệnh viện tạm thời không?

Hôm qua, một bạn tự nhận là kiến trúc sư có nói với tôi rằng TQ có thể xây một bệnh viện 25.000 m2 sàn chỉ trong một tuần thì có cái gì mà họ không làm được (ý nói tới việc cô lập 11 triệu người). Chắc hẳn bạn ấy rất hâm mộ kĩ thuật xây dựng của TQ như bao người khác. Tiếc thay, bạn thấy một mà không thấy hai.

Cá nhân tôi có cùng quan điểm rằng kĩ thuật xây lắp của TQ là rất đáng nể. Không có gì phải lạ lẫm với quy mô và khả năng huy động nguồn lực của họ. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao nhà chức trách phải xây dựng một bệnh viện chỉ có 1000 giường bệnh dã chiến khi mà họ hoàn toàn có thể tái sử dụng 1 loạt các công trình có tổ chức tương đương để làm bệnh viện tạm thời không?

Tp Vũ Hán hiện có 44 Campus thuộc các trường ĐH với tổng diện tích tối thiểu là vài triệu mét sàn. Trong các tình huống khẩn cấp, trường học sẽ được đóng cửa và tái sử dụng đầu tiên bởi vì nó không phải loại công trình phục vụ sản xuất. Trang thiết bị, hệ thống chiếu sáng, thông gió và tổ chức không gian là phù hợp để tận dụng làm cơ sở y tế. Không hề quá lời khi nói rằng masterplan của các trường ĐH giống masterplan của bệnh viện đến 80%( vì cùng được xếp vào loại tổ chức “Campus”- nghĩa là tổ hợp khối chức năng liên kết hoặc xuyên tâm).

Có nhiều bạn nghiên cứu programming lớn tiếng phản biện với tôi rằng phải có đủ trang thiết bị và equipment thì mới là bệnh viện? Thì ở đây tôi cho rằng ta đang nói về khủng hoảng cơ sở vật chất. Bản thân từ “bệnh viện dã chiến” đã nói lên điều đó. Trong khủng hoảng, mọi khả năng gần đáp ứng được nhu cầu cũng phải đem ra xem xét. Điều này xảy ra ở rất nhiều trường hợp, bao gồm cả VN. Khi đứng trước những thực tế ấy, đòi hỏi cứng nhắc có thể không còn phù hợp. Thực tế ấy thậm chí đã xảy ra cách Vũ Hán 75km, theo thông tin trên maildaily vậy nên phiền các bạn theo dõi thêm: (Link Tiếng Việt; Lưu ý rằng ở thời điểm tôi viết những dòng này ngày 1-2 thì chưa có bất kì công trình công cộng nào được sử dụng để làm trung tâm y tế)

Bệnh viện dã chiến được cải tạo từ công trình công cộng.

Bệnh viễn dã chiến được cải tạo từ công trình trung tâm hội nghị.

”Đặt trong tình huống khẩn cấp thì trường học thường được sử dụng khi mà các bệnh viện chính quy rơi vào tình trạng quá tải”

Hiển nhiên, đối tượng học sinh, sinh viên là những người được cho nghỉ trước tiên bởi một lý do đơn giản là đối tượng này không tham gia vào bất cứ hoạt động sản xuất nào (đừng vội nghĩ sinh viên vô dụng, trên thực tế họ là nguồn dự trữ máu trong trường hợp các bệnh viện bị thiếu máu nghiêm trọng)

Đặt trong tình huống khẩn cấp thì trường học thường được sử dụng khi mà các bệnh viện chính quy rơi vào tình trạng quá tải. Về nguyên tắc là như vậy. Tất nhiên, vấn đề an toàn lây nhiễm và cách ly bệnh phẩm có thể là một rào cản trong tình huống này. Mặc dù vậy, việc từ chối cơ sở hạ tầng hàng triệu mét sàn có sẵn để cố kiết xây cho được 25 nghìn mét sàn kiểu “dã chiến” vẫn làm cho ta không khỏi phân vân. Có thể sau dịch bệnh, nhà chức trách sẽ tiêu huỷ hoàn toàn tổ chức này để ngăn ngừa ảnh hưởng của mầm bệnh còn sót lại? điều khó có thể xảy ra với các trường học? Cần lưu ý rằng số ca lây nhiễm đã tăng từ 2.000 lên 20.000 trong thời gian nhà chức trách xây dựng bệnh viện này.

Có nhiều ý kiến khác cho rằng việc xây dựng bệnh viện mới là để đảm bảo rằng những gì xảy ra tại đó thì sẽ nằm lại tại đó (What Happens Here, Stays Here). Thành thực mà nói, diễn biến ở Vũ Hán có thể coi là nghiệm trọng hơn những gì ta biết.

Đó cũng là một cách để nhìn nhận sự việc.

Dù sao bệnh viện mới cũng đã sắp xây xong, nó là một nỗ lực đáng ca ngợi. Hi vọng người dân TQ mạnh mẽ trong biến cố này và chính phủ của họ công bố thông tin rộng rãi để các nước khác cùng phối hợp.

#XND Le Quang
Ảnh: Hội trường lớn ĐH Sydney trở thành bệnh viện tiếp nhận hiến máu tình nguyện năm 1971.

Exit mobile version